Thiên Hạ Kiêu Hùng
Tác giả: Cao Nguyệt
Quyển 18: Tây Phong Tàn Nguyệt Lãnh Sa Trường
Chương 792: Đông tiến quy mô lớn
Nhóm dịch Quan Trường
Nguồn: metruyen
Vì để bảo đảm, La Sĩ Tín còn an bài binh sĩ chặn đường, nếu có người đưa thư thì bắt lại, nhưng lại không bắt được ai.
Trong lòng La Sĩ Tín thủy chung vẫn lo lắng cái này. Nhưng hiện tại xem ra, là ông trời chiếu cố mình. Huyện Quản Thành không có người đưa thư cho Hổ Lao quan, rất có thể là Ngụy Lục nghĩ bọn họ là quân đội của Lý Mật.
La Sĩ Tín dẫn theo ba trăm “Dân đoàn binh sĩ” bảo vệ xe lương chậm rãi đi tới. Trong người bọn họ đều mặc khôi giáp. Bên ngoài là bộ trang phục màu đỏ của nha dịch. Mặc dù rất là nóng bức, nhưng bọn lính đều không lộ vẻ khó chịu. Liền mấy lão nông vận lương cũng không nhận ra bọn họ là quân Tùy.
Đội ngũ đi tới cửa thành, La Sĩ Tín nhìn thoáng qua những lão nông đưa lương thật thà phúc hậu này, liền ra lệnh nói:
- Xe lương dừng lại, kỵ binh tiến vào thành.
Xe lương đều dừng lại. La Sĩ Tín suất lĩnh ba trăm kỵ binh nhảy lên cầu treo, chạy vào trong thành. Trương Chí đứng trên đầu tường đều một mực nhìn kỹ bọn họ. Đối với ba trăm hộ vệ, lúc đầu y cũng không để trong lòng. Y biết những người này là quận binh.
Nhưng Trương Chí liền rất nhanh phát hiện ra chỗ kỳ quái. Ngựa chiến của ba trăm quận binh này đều rất cường tráng, rõ ràng là ngựa Đột Quyết. Mà ngựa của quận binh đều là ngựa trong nước, hình dáng nhỏ bé, làm sao có thể được những con ngựa to khỏe như vậy.
Hơn nữa, ba trăm quận binh này, người nào người nấy vạm vỡ, cưỡi ngựa lại thành thạo. Thử hỏi, binh sĩ Trung Nguyên làm sao có thể trạng cùng trình độ cưỡi ngựa cao như vậy. Điều này, làm cho Trương Chí rất là nghi ngờ.
Lúc này, ánh mắt y lại dời đến trên người La Sĩ Tính, người này chắc là Giáo Ú nhớ ra rằng Giáo Úy quận binh của huyện Huỳnh Dương là cháu trai của Vương Hùng, Vương Hiếu Đức. Vương Hiếu Đức so với người này thấp hơn rất nhiều, không được cao to như vậy.
Hơn nữa, binh khí của người này không ngờ là một cây thương lớn. Cây thương ước chừng phải một trăm hai mươi cân. Nghĩ vậy, trong lòng Trương Chí cảm thấy cực kỳ khiếp sợ. Người này rốt cuộc là ai?
Trương Chí trên trán đã đổ đầy mồ hôi. Y đã nghĩ ra vấn đề, liền vội vã chạy đến đầu tường hét lên:
- Ngăn nhóm quân binh đó lại, không cho bọn họ đi vào.
Trong cửa thành có đứng mấy trăm binh sĩ, người người cầm trường mâu. Ngay khi nghe tới mệnh lệnh của Trương Chí, ba trăm kỵ binh Tùy cũng đồng thời chạy ào vào trong cửa thành. Tình thế đột nhiên thay đổi, mấy trăm binh sĩ cầm trương mâu lao lên. Vô số trường mâu đâm hướng La Sĩ Tín.
La Sĩ Tín thấy bị lộ liền hét lớn lên một tiếng. Vung trường thương lên ngăn lại đám trường mâu. Trường thương lao nhanh như điện. Chỉ thoáng cái, bốn năm người đã bị trường thương đánh gã. Binh sĩ giữ thành thấy y dũng mãnh phi thường, đều sợ hãi hô to, quay người liền chạy.
La Sĩ Tín quay đầu ngựa lại, chạy lên thành. Hơn mười mũi tên lao tới trước mặt y. La Sĩ Tín huy động thiết thương ngăn cản, một mình một ngựa dũng mãnh xông đến.
La Sĩ Tín hét lớn một tiếng, một gã thủ thành không tránh được, bị một thương đâm xuyên qua ngực. Thi thể bay ra ngoài. Thiết thương lại run lên, lực đến mạnh mẽ. Mũi thương xuyên qua ngực ba gã binh sĩ, ba người đồng thời kêu lên tiếng thảm thiết.
Trong mười dũng tướng nổi danh thiên hạ, La Sĩ Tín xếp hạng thứ tư. Bởi vì Vũ Văn Thành Đô đã chết, nên coi như y đứng thứ ba. La Sĩ Tín không chỉ tinh thông bắn cung cưỡi ngựa, mà sức lực của y cũng lớn vô cùng. Ngoại trừ thua bởi sư huynh Dương Nguyên Khánh ra, y đánh đâu thắng đó, không gì cản nổi. Xứng danh với bách chiến bách thắng tướng quân.
Ở đường lên thành đã chật ních binh sĩ. Người người cầm trường mâu, kinh khủng nhìn chăm chú vào đại tướng quân địch đang xông lên. Sự uy dũng của y khiến bọn họ đều cảm thấy run sợ, tay cầm trường mâu cũng không vững.
La Sĩ Tín giống hệt mãnh hổ nhập bầy sói, càng đánh càng hăng. Dưới chân y đã la liệt thi thể, hơn bốn mươi người đã thành oan hồn bởi trường thương của La Sĩ Tín.
Lúc này, La Sĩ Tín còn cách đầu tường chưa tới hai trượng. Một gã Giáo Úy quân địch dáng người khôi ngô lặng lẽ đi tới. Tay cầm cây mâu ngắn đâm đến đỉnh đầu của La Sĩ Tín. Cây mâu mạnh mẽ đâm tới…
Cây mâu giống như một con rắn độc, hướng La Sĩ Tín lao tới. Mắt thấy muốn đâm trúng, thì chỉ trong nháy mắt, La Sĩ Tín đã quay người lại. Cây mâu lướt qua người y mà bay. La Sĩ Tín cầm trường mâu nhanh như điện đâm tới kẻ địch đánh lén.
- Phốc!
Trường thương đâm xuyên qua áo giáo tướng địch. Tướng địch đau đớn kêu lên thảm thiết. La Sĩ Tín dùng lực, vung thương cùng thi thể ném về hướng mấy tên binh sĩ. Hơn mười người bị ném trúng, đều ngã lăn ra. Một màn này khiến đám binh sĩ còn lại sợ vỡ mật, nhanh chóng tan vỡ.
Bọn họ hô to một tiếng, quay đầu liền chạy. Nhất thời, con đường lên đầu thành đã chạy không còn bóng ai. La Sĩ Tính xông lên đầu tường, liền gặp chủ tướng Trương Chí cưỡi ngựa chạy đến.
- Tướng địch chớ có càn rỡ, tiếp ta một đao!
Trương Chí huy động đao, bổ tới La Sĩ Tín. Thế đao lao tới hung hãn, La Sĩ Tín giết đã đỏ mắt, y cũng hét lớn một tiếng:
- Tới rất tốt!
Cả người lùi về phía sau một bước, né tránh đao này. Trường thương vung lên, tiếng la như sấm, mũi thương như sét. Một thương đâm xuyên qua thân thể của ngựa chiến. Mũi thương rút ra, ngựa chiến hí lên thảm thiết, liền ngã đổ xuống. Quán tính thật lớn, khiến Trương Chí cả người lẫn ngựa đều rơi xuống đầu tường. Một tiếng kêu tử vong thật dài, Trương Chí ngã chết ở Hổ Lao quan.
La Sĩ Tín cầm trường thương cắm mạnh xuống mặt đất, hướng mấy trăm quân địch trên đầu tướng hét lớn:
- Ta là tướng Tùy La Sĩ Tín, các ngươi giờ không đầu hàng còn chờ đến bao giờ?
Binh sĩ ở đầu tường sớm đã bị sự dũng mãnh như thiên thần của La Sĩ Tín sợ đến ngây người. Lại nghe thấy y chính là dũng quan thiên hạ, dũng tướng La Sĩ Tín. Mấy trăm binh sĩ càng thêm sợ hãi, đều buông xuống binh khí, quỳ xuống đất đầu hàng:
- Chúng ta nguyện hướng tướng quân đầu hàng!
Lúc này, Trình Giảo Kim suất hơn bảy trăm kỵ binh cũng chạy tới. Ngựa chiến dũng mãnh, ánh mâu lóe ra. Bảy trăm kỵ binh nhanh như điện chạy ào tới Hổ Lao quan. Tòa đệ nhất quan này đã nằm trong tay của quân Tùy…
Ở xa nhất phía nam của quận Toánh Xuyên là nơi có đồi núi phập phùng. Vùng này có thế núi trầm xuống, bình nguyên cùng đồi núi giao nhau, mạng lưới sông ngòi dày đặc, các mảng lớn đồng ruộng được phân bố khắp nơi.
Nơi này thuộc về huyện Diệp của quận Toánh Xuyên. Huyện Diệp nằm ở chỗ giao giới của năm quận. Phía Tây Nam là quận Dục Dương, phía Nam là quận Hoài An, phía Đông Nam là quận Nhữ Nam, phía Tây là quận Tương Thành. Mà phía Bắc quận Tương Thành chính là Lạc Dương.
Quận Toánh Xuyên cũng là trung tâm của toàn bộ Hà Nam, chính là Đô thành Hứa Xương của Tào Ngụy thời Tam quốc. Hướng Đông là quận Lương, hướng Bắc là quận Huỳnh Dương. Sở dĩ từ xưa có câu “Trung Nguyên đồ thiên hạ, Hứa Xuyên đồ Trung Nguyên”, vì đây chính là vùng giao tranh của binh gia.
Chạng vạng hôm nay, một nhóm thám báo quân Tùy gồm mười người từ quận Tương Thành đi đến huyện Diệp. Đoàn người lao nhanh trên bình nguyên. Dưới chân bọn họ vốn là những mảng ruộng rộng lớn, nhưng hiện tại đã bị hoang. Chỉ còn lại mấy chỗ mầu mỡ là còn có trồng lúa mạch.
Lúc này, lúa mạch đã đến lúc thu hoạch. Ở bờ sông là từng mảng lúa vàng óng ả, tràn đầy không khí vui sướng của mùa gặt. Trên ruộng lúa, có thể thấy một vài nông dân đang gặt. Bọn họ thỉnh thoảng ngẩng đầu cảnh giác nhìn về nhóm thám báo Tùy đang lao nhanh.
- Hỏa Trưởng, năm nay có vẻ được mùa, chẳng biết việc thu hoạch ở Hà Đông của chúng ta như thế nào?
Một gã binh sĩ Tùy hỏi.
Hỏa Trưởng tuổi chừng hai mươi bốn, hai mươi lăm, vóc người khỏe mạnh, ít nói, tính cách tương đối trầm mặc. Những binh sĩ thám báo so với các binh sĩ khác là cao hơn một cấp. Chẳng hạn như vị Hỏa Trưởng này, trong quân đội bình thường, y có thể đảm nhiệm đến chức đội chính. Hỏa Trưởng họ Tào, là người quận Giáng, Hà Đông. Y ở chiến dịch Hà Bắc lập công, được thăng lên làm Hỏa Trưởng thám báo. Lần này là y phụng mệnh tra xét phía Tây Nam quận Hứa Xương.
Ở toàn bộ Hà Nam, các đội thám báo giống như bọn họ có hơn một trăm đội. Mỗi đội có địa bàn tuần tra riêng của mình. Thủ hạ quan tâm đến việc thu hoạch, nhưng Hỏa Trưởng đang suy nghĩ việc của mình nên không có trả lời.
Đêm qua bọn họ gặp phải vài tên thương nhân. Thương nhân nói cho y biết một tình báo, rằng ở huyện Diệp cũng gặp phải một đội trinh sát tuần hành, ước chừng hơn trăm người. Điều này làm cho Tào Hỏa Trưởng cảnh giác. Huyện Diệp là địa bàn tuần tra của y, làm sao lại xuất hiện nhóm thám báo khác, mà lại hơn trăm người. Y lập tức nghĩ tới, rất có thể là quân trinh sát của Ngụy.
Giống như nhóm trinh sát hơn trăm người này xuất hiện, thì chắc theo sau là một đại đội nhân mã. Lẽ nào chủ lực của Ngụy quân đã đánh tới quận Toánh Xuyên. Trong lòng y không giải thích được, nên mới suất lĩnh huynh đệ đến đây kiểm tra tình huống.
Bọn họ vừa chạy được ba dặm, đi qua một đồi núi trầm thấp, hướng sơn đạo phía Bắc lao tới, rất nhanh là tới điểm cuối. Phía trước là sườn đồi, dưới sườn đồi là bình nguyên mênh mông vô bờ. Nếu đi theo con đường nhỏ lao xuống sườn núi, là một vùng rừng rậm ít người sinh sống.
Bỗng nhiên có người chỉ về phía trước hô to:
- Hỏa Trưởng, nhìn phía trước kìa!
Tất cả mọi người sợ ngây người. Chỉ thấy cách sườn núi ba dặm là một khu quân doanh thật lớn, rộng ước chừng trăm mẫu.
Lều vải dày đặc, ít nhất phải có bảy tám mươi nghìn quân mã sống trong đó.
Ở giữa đại doanh cắm một cột cờ cao năm trượng, soái cờ bay cao. Đúng là cờ của Đường triều.
Một chú chim ưng từ quận Toánh Xuyên bay lượn tới, bay vùn vụt qua sông Hoàng Hà, bay về hướng thành Hà Dường. Chim ưng mang theo quân tình cực kỳ trọng yếu của thám báo tại Toánh Xuyên.
Binh lực quân Tùy tập kết ở thành Hà Dương đã đạt đến chín mươi nghìn người. Đại tướng Tạ Ánh Đăng cùng Tiết Vạn Triệt đã suất lĩnh hai mươi nghìn quân đội đi về phía Nam. Vừa đến quận Hà Nội, hai mươi nghìn quân đội này được chỉnh biên hoàn toàn thành quân tinh nhuệ của U Châu.
Đến tận đây, quân Tùy bố trí ở Hoàng Hà đã đạt tới một trăm bốn mươi nghìn người. Ngoại trừ chín mươi nghìn đại quân ở quận Hà Nội, còn có hai mươi nghìn quân do Bùi Hành Nghiễm suất lĩnh đóng ở quận Hà Đông, ba mươi nghìn quân do Tần Quỳnh đóng ở thành Lê Dương.
Mặt khác ở thành Hà Dương nằm sát Hoàng Hà, quân Tùy còn tập kết hơn hai nghìn chiến thuyền. Đây là một đại chiến do tình thế bắt buộc.
Bên trong thành Hà Dương, tòa ưng tháp ở vị trí cáo nhất, một con chim ưng bay tới, chậm rãi đỗ xuống ưng tháp. Một gã Ưng nô gỡ thư xuống, chạy vội xuống lầu hô to:
- Là ống thư đỏ!
Đây là tình báo khẩn cấp. Bọn lính liên lạc chờ ở dưới ưng tháp nhận được tình báo liền xoay người lên ngựa, thúc ngựa chạy như bay đến đại doanh quân Tùy nằm ở bên ngoài thành.
Trong lều lớn trung quân, Dương Nguyên Khánh đang cùng Lý Tĩnh thương nghị quân tình. Sau chiến dịch ở Lạc Dương, các loại tình báo trọng yếu không ngừng truyền đến. Quân Đường cùng quân Trịnh đang ở ngoài thành Lạc Dương triển khai đại chiến. Quân Đường do Lý Thế Dân suất lĩnh, quân Trịnh do Vương Nhân Tắc cầm đầu. Vương Nhân Tắc liên tục bại hai trận, Lạc Dương rơi vào tình thế bất lợi.
Mà ở Hổ Lao quan, La Sĩ Tín cùng Trình Giảo Kim đã thành công cướp đoạt quan ải. Đây là một quân cờ trọng yếu. Ở huyện Trần Lưu, một nhóm chiến thuyền lớn gồm hai trăm chiếc đang đi dọc theo kênh Thông Tế lên phía Bắc. Đây là đội thuyền do Lý Mật phái tới, coi như là chính thức ký kết hiệp nghị.
Lúc này Dương Nguyên Khánh đang lo lắng về việc tranh giành Trung Nguyên. Sở dĩ hắn không ngừng tăng binh, chính là vì ứng đối với cục diện chiến đấu không ngừng biến hóa.
Quan trọng hơn là, Lý Mật đã có dấu hiệu buông tha Trung Nguyên, mà nam dời về Giang Hoài. Làm như vậy có thể đúng lúc chiếm được chỗ trống là Lý Mật bỏ lại. Đây là vấn đề mà Dương Nguyên Khánh rất coi trọng.
- Ty chức nghĩ chúng ta đầu tiên nên chiếm lĩnh quận Đông. Hướng Nam lại chiếm quận Tể Âm. Thứ hai là quận Huỳnh Dương. Như vậy có thể cùng Lạc Dương liên lạc, khiến thế lực của chúng ta ở Hà Nam gắn kết với nhau.
Lý Tĩnh đang khuyên bảo Dương Nguyên Khánh:
- Ty chức phỏng chừng Lý Mật nhất thời sẽ không đơn giản buông tha quận Lương. Ty chức cũng kiến nghị tổng quản tạm thời không nên đánh quận Lương, lưu nó lại thành bước thứ ba. Như vậy, phía Đông coi quận Đông là trọng địa hậu cần đánh Đậu Kiến Đức, mà phía Tây xây dựng Lạc Dương thành trọng địa hậu cần đánh quân Đường. Đông tây hô ứng, hình thành thế sừng với Hà Bắc.
- Nhưng làm như vậy cũng sẽ khiến chúng ta bị hai mặt giáp công. Một khi mà kế hoạch Nam hạ của Lý Mật còn bị nhục, y tất nhiên sẽ lại ngóc đầu lại. Lúc đấy y cấu kết cùng quân Đường, hai bên đồng thời tấn công. Chúng ta sẽ gặp phải hai hướng thụ địch, Trưởng sử đã nghĩ tới việc đó chưa?
Lý Tĩnh suy nghĩ một chút, lại nói:
- Vậy thì chúng ta lưu lại thế lực của Vương Thế Sung, vốn đang yếu kém. Khiến y trở thành lá chắn ở phía Tây, ngăn trở Lý Đường đông tiến. Chúng ta tập trung tinh lực phòng thủ Trung Nguyên. Như vậy sẽ hóa giải cảnh hai mặt thụ địch.
- Đây cũng là một biện pháp, có thể giúp chúng ta tập trung tinh lực mưu công Trung Nguyên.
Dương Nguyên Khánh chắp tay phía sau nhìn chăm chú vào sa bàn, trầm tư chốc lát nói:
- Từ trước ta nghe tổ phụ nói qua, ở Hà Nam có hai quận vô cùng trọng yếu. Một là quận Lương, nó liên hệ với Giang Hoài, hai là quận Toánh Xuyên, nó liên hệ với Nam Dương Kinh Tương. Tạm thời chúng ta không đánh quận Lương, mà tập trung vào quận Toánh Xuyên.
Lý Tĩnh hơi thở dài một tiếng:
- Chỉ sợ chiến tuyến kéo quá dài, binh lực hậu phương hư không, bị Đậu Kiến Đức đánh lén Hà Bắc, thì cái được không bù nổi cái mất.
Dương Nguyên Khánh trầm mặc. Đây xác thực là một vấn đề. Đậu Kiến Đức giống như một con sói bị thương, ẩn trốn ở Thanh Châu. Tuy rằng bị thương, nhưng vẫn có thể săn mồi.
Một khi quân đội của Tần Quỳnh giết lùi về hướng Nam, Đậu Kiến Đức chắc chắn sẽ đoạt cơ hội này cắn trả, y sẽ đánh chìm thuyền, cắt đoạn đường lui của Tần Quỳnh. Sau đó tập trung quân đội tấn công Hà Bắc. Hà Bắc chỉ có một ít quận binh, căn bản là không thể chống đối được quân của Đậu Kiến Đức đánh tới. Như vậy, Hà Bắc sẽ gặp nguy hiểm!
Dương Nguyên Khánh cũng thở dài:
- Vậy thì cứ giữ nguyên kế hoạch! Quân đội của Tần Quỳnh chỉ giành lấy quận Đông.
Lúc này, một gã binh sĩ đứng ở cửa lều bẩm báo nói:
- Khởi bẩm tổng quản, thám báo quận Toánh Xuyên có tình báo khẩn cấp truyền đến.
Dương Nguyên Khánh ngẩn ra. Hắn vừa mới nói tới quận Toánh Xuyên, liền có tình báo về quận Toánh Xuyên truyền tới:
- Trình lên!
Binh sĩ tiến vào lều, cầm một phong thư màu đỏ trình lên. Trên phong thư có ghi ba chữ “Quận Toánh Xuyên”. Dương Nguyên Khánh bóc phong thư, lấy ra một cuộn vải nhỏ, ở trên có ghi:
- Ở huyện Toánh Xuyên có phát hiện tám mươi nghìn quân Đường.
Tin tức này nhất thời làm Dương Nguyên Khánh kinh hãi, cảm thấy vô cùng bất ngờ. Không ngờ Quân Đường ngoại trừ một trăm nghìn chủ lực đánh Lạc Dương, vậy mà vẫn còn tám mươi ngàn quân đánh quận Toánh Xuyên.
- Tổng quản, xảy ra chuyện gì?
Lý Tĩnh thấy sắc mặt tổng quản khác thường, vội vã hỏi.
- Ngươi tự mình nhìn đi!
Dương Nguyên Khánh đưa tình báo cho Lý Tĩnh. Hắn bước nhanh đi tới trước sa bàn, rất nhanh liền tìm được huyện Diệp. Huyện Diệp nằm ở ranh giới năm quận, hiện giờ đang có tám mươi ngàn quân Đường. Đây chỉ có thể là đại quân do Kinh Tương Lý Hiếu Cung suất lĩnh. Lý Uyên rõ ràng phái quân Kinh Tương đến, mục đích của y là gì?
Lúc này Lý Tĩnh đi lên phía trước nói:
- Rất rõ ràng, quân Đường không chỉ muốn đoạt Lạc Dương, mà còn muốn chiếm đoạt các quận của Trung Nguyên. Xem ra Lý Uyên cũng nhìn thấu ý đồ của Lý Mật.
- Ngươi muốn nói, Lý Uyên cũng phát hiện ra dấu hiệu Lý Mật lui về Đông Nam.
Lý Tĩnh gật đầu:
- Hẳn là như thế này!
Tình huống đột biến, Dương Nguyên Khánh chắp tay nhìn chăm chú vào sa bàn, cũng lâm vào trầm tư. Nếu như quân Đường Kinh Tương quy mô lớn bắc thượng, hiển nhiên sẽ xuất hiện lỗ thủng binh lực ở thành Kinh Tương.
Như vậy Tiêu Tiển có thể nắm lấy cơ hội này mà phản công với quy mô lớn, một lần nữa đoạt lại Kinh Tương hay không? Dương Nguyên Khánh đang nghĩ tới việc nhắc nhở Tiêu Tiển...
Bởi vì tám mươi nghìn quân Đường chủ lực ở Kinh Tương bất ngờ xuất hiện ở quận Toánh Xuyên, nên làm quấy nhiễu kế hoạch của quân Tùy. Dương Nguyên Khánh lập tức chia thành bốn đường đi xuống phía Nam. Phía Đông thì ra lệnh cho Tần Quỳnh suất ba mươi ngàn quân từ Lê Dương qua sông chiếm lĩnh quận Đông.
Mà phía Tây thì do Từ Thế Tích suất lĩnh mười nghìn quân Hà Đông cùng mười nghìn quân Hà Nội, tổng cộng hai mươi nghìn quân đội từ huyện Thiểm qua sông, chiếm lĩnh Cốc quan. Cắt đứt liên hệ giữa Quan Trung cùng Lạc Dương.
Trung lộ thì chia làm hai đường. Một đường do Lý Tĩnh suất ba mươi nghìn quân đi Huỳnh Dương, xuống phía Nam đi quận Toánh Xuyên chặn quân Đường ở Kinh Tương bắc thượng. Một đường khác do Dương Nguyên Khánh suất lĩnh năm mươi nghìn chủ lực từ Minh Tân qua sông, trực tiếp giành lấy trung đình Lạc Dương, tạo áp lực cho Lý Thế Dân đang tiến công Lạc Dương.
Các nhánh đại quân cùng lúc sang sông, nhưng Nguyên Khánh lại không lập tức xuất binh. Hắn còn muốn đợi Lý Thế Dân cùng Lạc Dương đánh cho mệt mỏi rồi mới đánh xuống. Nếu qua sông quá sớm sẽ bất lợi đối với Vương Thế Sung suy yếu. Mặt khác, hắn cũng muốn đợi Lý Mật lần thứ hai phái đặc sứ tới.
Chiến dịch ở Lạc Dương đã kéo dài hơn mười ngày. Trước sau đánh hai trận. Đều là Vương Nhân Tắc thảm bại. Khiến quân Trịnh tổn thất tới hai mươi nghìn tinh nhuệ.
Vương Thế Sung giận dữ, y bãi miễn chức Hành quân Tổng quản của Vương Nhân Tắc. Biếm truất y thành dân thường. Rồi ra lệnh cho Thái Tử Vương Huyền Ứng chủ quản triều chính, y tự mình ngự giá thân chinh. Tự phong mình thành Thiên hạ binh mã Đại Nguyên Soái. Đem năm mươi nghìn tinh binh nắm chặt trong tay.
Tuy rằng Vương Nhân Tắc bị bãi miễn chức Đốc quân, nhưng y lại không phục. Sáng hôm na nghe thấy thúc phụ đang tuần tra ở Quân Khí giám. Y liền lập tức tới Quân Khí giám.
Ở sân rộng của Quân Khí giam, hai nghìn công tượng đang bận rộn chế tạo các loại vũ khí nặng phòng ngự. Vật liệu không đủ, Vương Thế Sung liền mệnh lệnh dỡ xuống một ít cung thất. Thu được rất nhiều gỗ lớn. Mắt thấy một tòa thạch pháo cùng nỏ lớn sắp được làm xong, trong lòng y rất vui mừng.
Vương Thế Sung đi tới thạch pháo, vỗ vỗ chủ quản chế tạo, cười hỏi:
- Pháo này có thể ném được xa không?
Hai nghìn năm trăm thợ thủ công ở Lạc Dương, đều là những thợ thủ công ưu tú nhất thiên hạ. Dương Nguyên Khánh vài lần viện trợ Vương Thế Sung, muốn đem hai nghìn năm trăm thợ thủ công này đi. Nhưng Vương Thế Sung rất rõ ràng sự quan trọng của họ, nên chỉ đưa cho Dương Nguyên Khánh năm trăm người.