CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HỒ GƯƠM

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HỒ GƯƠM

201 - Trương Định - Hoàng Mai - Hà Nội , Hà Nội

Thông tin

Lĩnh vực

Lĩnh vực

• Sản xuất hàng thời trang, may mặc, trang phục, phụ kiện thời trang

Giới thiệu

Là một trong những doanh nghiệp (DN) đầu tiên của ngành dệt may Việt Nam thực hiện cổ phần hóa (CPH), gần 10 năm qua, Công ty CP May Hồ Gươm đã chủ động từng bước khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và ngày càng phát triển. Từ cuối năm 2008 đến nay, trong bối cảnh ngành dệt may gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ uy tín thương hiệu, công ty không chỉ duy trì sản xuất mà còn tiếp tục mở rộng thị trường, bảo đảm việc làm và đời sống cho cán bộ, công nhân. Mạnh dạn, táo bạo Từ một xí nghiệp may nhỏ bé (Xí nghiệp May thời trang Trương Ðịnh), chưa đầy 200 công nhân với 120 máy may cũ kỹ lạc hậu làm việc theo chế độ hai ca, chuyển sang hoạt động theo mô hình mới (Công ty cổ phần May Hồ Gươm), là cả một quá trình thay đổi lớn lao, và là tiền đề để cán bộ, công nhân ở đây phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm đưa DN phát triển từng bước vững chắc. Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, cạnh tranh trên thị trường hàng may mặc ngày càng quyết liệt do sự phát triển ồ ạt hàng may giá rẻ của Trung Quốc, Ấn Ðộ, các nước Nam Á. Giá gia công may giảm từ 30 đến 50%, cùng lúc thị trường trong nước tràn ngập hàng nhập khẩu, hàng trốn lậu thuế, đẩy các DN may đến bờ vực phá sản. Ðể thoát ra khỏi khó khăn, công ty đã mạnh dạn và kiên trì sắp xếp lại bộ máy, tổ chức sản xuất hợp lý, chuyển từ sản xuất gia công mang nặng tính thụ động về đơn hàng, giá cả sang tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm, chủ động sản xuất, kinh doanh. Công ty đã xây dựng được một định hướng phát triển vững chắc trong từng giai đoạn, thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, đặc biệt là công tác quản lý, sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư. Nhờ xây dựng được uy tín thương hiệu, khách hàng từ các nước Âu, Mỹ, Nhật Bản đến với công ty ngày càng nhiều, trong đó có những tên tuổi lớn như: Mango, Target Stores, Lee, Catimini, South Pole, Jack Wolfskin ... Chính vì thế, từ sau khi CPH thành công (năm 2000) đến năm 2007, công ty đã mở rộng quy mô sản xuất, tăng thêm bảy xí nghiệp, trong đó ba xí nghiệp tại Hưng Yên, hai xí nghiệp tại Hải Phòng, một xí nghiệp tại Thái Bình và một xí nghiệp tại Quốc Oai. Từ chỗ, năm 1995 có 500 m2 nhà cấp bốn, hơn 100 thiết bị cũ, lạc hậu và 200 công nhân, đến năm 2008, công ty đã có 26.000 m2 nhà xưởng bảo đảm tiêu chuẩn ISO 9002, với 2.700 thiết bị mới, hiện đại và 2.700 lao động c&o 101c acute; tay nghề và trình độ cao. Hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2008 so với năm 1996, doanh thu tăng 220 lần, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 42 lần, kim ngạch xuất khẩu tăng 25 lần. Từ một xí nghiệp may nhỏ bé, giờ đây, Công ty CP May Hồ Gươm trở thành một công ty lớn, có vị trí trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng như trên thị trường may mặc trong nước và quốc tế. Mặc dù gặp không ít khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng để tiếp tục mở rộng sản xuất và tìm hướng kinh doanh mới, từ năm 2008, công ty đã mạnh dạn tập trung mọi nguồn lực, đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại-văn phòng và nhà ở cao cấp tại Mỗ Lao (Hà Ðông) với tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty còn tham gia góp cổ phần xây dựng Trường đại học Trưng Vương (Vĩnh Phúc) và Xí nghiệp sản xuất phụ liệu may mặc Ðông Bình (Bắc Ninh)...

Mô tả

Mô tả

Là một trong những doanh nghiệp (DN) đầu tiên của ngành dệt may Việt Nam thực hiện cổ phần hóa (CPH), gần 10 năm qua, Công ty CP May Hồ Gươm đã chủ động từng bước khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và ngày càng phát triển. Từ cuối năm 2008 đến nay, trong bối cảnh ngành dệt may gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ uy tín thương hiệu, công ty không chỉ duy trì sản xuất mà còn tiếp tục mở rộng thị trường, bảo đảm việc làm và đời sống cho cán bộ, công nhân.

Mạnh dạn, táo bạo

Từ một xí nghiệp may nhỏ bé (Xí nghiệp May thời trang Trương Ðịnh), chưa đầy 200 công nhân với 120 máy may cũ kỹ lạc hậu làm việc theo chế độ hai ca, chuyển sang hoạt động theo mô hình mới (Công ty cổ phần May Hồ Gươm), là cả một quá trình thay đổi lớn lao, và là tiền đề để cán bộ, công nhân ở đây phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm đưa DN phát triển từng bước vững chắc.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, cạnh tranh trên thị trường hàng may mặc ngày càng quyết liệt do sự phát triển ồ ạt hàng may giá rẻ của Trung Quốc, Ấn Ðộ, các nước Nam Á. Giá gia công may giảm từ 30 đến 50%, cùng lúc thị trường trong nước tràn ngập hàng nhập khẩu, hàng trốn lậu thuế, đẩy các DN may đến bờ vực phá sản. Ðể thoát ra khỏi khó khăn, công ty đã mạnh dạn và kiên trì sắp xếp lại bộ máy, tổ chức sản xuất hợp lý, chuyển từ sản xuất gia công mang nặng tính thụ động về đơn hàng, giá cả sang tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm, chủ động sản xuất, kinh doanh. Công ty đã xây dựng được một định hướng phát triển vững chắc trong từng giai đoạn, thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, đặc biệt là công tác quản lý, sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư. Nhờ xây dựng được uy tín thương hiệu, khách hàng từ các nước Âu, Mỹ, Nhật Bản đến với công ty ngày càng nhiều, trong đó có những tên tuổi lớn như: Mango, Target Stores, Lee, Catimini, South Pole, Jack Wolfskin ...

Chính vì thế, từ sau khi CPH thành công (năm 2000) đến năm 2007, công ty đã mở rộng quy mô sản xuất, tăng thêm bảy xí nghiệp, trong đó ba xí nghiệp tại Hưng Yên, hai xí nghiệp tại Hải Phòng, một xí nghiệp tại Thái Bình và một xí nghiệp tại Quốc Oai. Từ chỗ, năm 1995 có 500 m2 nhà cấp bốn, hơn 100 thiết bị cũ, lạc hậu và 200 công nhân, đến năm 2008, công ty đã có 26.000 m2 nhà xưởng bảo đảm tiêu chuẩn ISO 9002, với 2.700 thiết bị mới, hiện đại và 2.700 lao động c&o 101c acute; tay nghề và trình độ cao. Hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2008 so với năm 1996, doanh thu tăng 220 lần, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 42 lần, kim ngạch xuất khẩu tăng 25 lần. Từ một xí nghiệp may nhỏ bé, giờ đây, Công ty CP May Hồ Gươm trở thành một công ty lớn, có vị trí trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng như trên thị trường may mặc trong nước và quốc tế.

Mặc dù gặp không ít khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng để tiếp tục mở rộng sản xuất và tìm hướng kinh doanh mới, từ năm 2008, công ty đã mạnh dạn tập trung mọi nguồn lực, đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại-văn phòng và nhà ở cao cấp tại Mỗ Lao (Hà Ðông) với tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty còn tham gia góp cổ phần xây dựng Trường đại học Trưng Vương (Vĩnh Phúc) và Xí nghiệp sản xuất phụ liệu may mặc Ðông Bình (Bắc Ninh)...

Maps:


Nguồn: vietnamnay.com/ho-so/cong-ty-co-phan-may-ho-guom-340484.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận