Để bài thi học kì 1 đạt được kết quả cao, ngoài việc tìm hiểu sâu và rộng phần kiến thức ra thì các bạn phải có chiến thuật riêng trong cách giải đề thi, và phải rèn luyện, áp dụng chiến thuật ấy trên từng đề thi cụ thể thường xuyên. Đây là: Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 8 năm học 2016 - 2017 được tổng hợp nhằm giới thiệu cho các bạn như một tư liệu tham khảo. Chúc các bạn thành công!
ĐỀ SỐ 1
PHÒNG GD&ĐT HỮU LŨNG TRƯỜNG THCS MINH HÒA | ĐỀ KIỂM TRA HKI – NĂM HỌC: 2016 - 2017 Môn: Hóa học - Lớp: 8 Thời gian: 45 phút |
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Hãy cho biết thế nào là đơn chất? Hợp chất?
b) Trong số các công thức hóa học sau: CO2, O2, Zn, CaCO3, công thức nào là công thức của đơn chất? Công thức nào là công thức của hợp chất?
Câu 2 (1,0 điểm): Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của:
a) Fe (III) và O.
b) Cu (II) và PO4 (III).
Câu 3 (3,0 điểm)
a) Thế nào là phản ứng hóa học? Làm thế nào để biết có phản ứng hóa học xảy ra?
b) Hoàn thành các phương trình hóa học cho các sơ đồ sau:
Al + O2 Al2O3
Na3PO4 + CaCl2 → Ca3(PO4)2 + NaCl
Câu 4 (2,0 điểm)
a) Viết công thức tính khối lượng chất, thể tích chất khí (đktc) theo số mol chất.
b) Hãy tính khối lượng và thể tích (đktc) của 0,25 mol khí NO2.
Câu 5 (1,0 điểm): Xác định công thức hóa học của hợp chất tạo bởi 40% S, 60% O. Khối lượng mol của hợp chất là 80 gam.
Câu 6 (1,0 điểm): Khi đốt dây sắt, sắt phản ứng cháy với oxi theo phương trình:
3Fe + 2O2 Fe3O4
Tính thể tích khí O2 (đktc) cần dùng để phản ứng hoàn toàn với 16,8 gam Fe.
(Cho: Fe = 56; Cu = 64; P = 31; O = 16; N = 14; O = 16)
Câu 1
Câu 2
Fe2O3 = 2.56 + 3.16 = 160 (đvc)
Cu3(PO4)2 = 3.64 + 2(31 + 4.16) = 382 (đvc)
Câu 3
a) Khái niệm phản ứng hóa học: Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học.
* Dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra: Chất mới tạo thành có tính chất khác với chất ban đầu về trạng thái, màu sắc, ... Sự tỏa nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu của phản ứng.
b) Mỗi phương trình viết đúng: 1,0 điểm
4Al + 3O2 2Al2O3
2Na3PO4 + 3CaCl2 → Ca3(PO4)2 + 6NaCl
Câu 4
a) Viết đúng mỗi công thức tính
b)
mNO2 = 0,25 x 46 = 11,5 gam.
VNO2 = 0,25 x 22,4 = 5,6 lít.
Câu 5
nS = (40% x 80)/100% = 32 gam; nO = 80 – 32 = 48 gam
nS = 32 : 32 = 1 mol; nO = 48 : 16 = 3 mol
Câu 6
nFe = 16,8 : 56 = 0,3 mol
Theo PTHH: 3 mol Fe phản ứng hết với 2 mol O2
Vậy: 0,3 mol Fe phản ứng hết với x mol O2
x = 0,2 mol
VO2 = 0,2 x 22,4 = 4,48 lít
ĐỀ SỐ 2
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NH 2016 - 2017 Môn: HÓA HỌC 8 Thời gian 45 phút |
I. Lí thuyết: (5,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm) Nêu khái niệm nguyên tử là gì? Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
Câu 2: (1,0 điểm) Nêu khái niệm đơn chất là gì? Hợp chất là gì? Cho ví dụ minh họa?
Câu 3: (1,0 điểm) Công thức hóa học CuSO4 cho ta biết ý nghĩa gì? (Biết Cu = 64; S = 32; O = 16)
Câu 4: (1,0 điểm)
a. Khi cho một mẩu vôi sống (có tên là canxi oxit) vào nước, thấy nước nóng lên, thậm chí có thể sôi lên sùng sục, mẩu vôi sống tan ra. Hỏi có phản ứng hóa học xảy ra không? Vì sao?
b. Viết phương trình hóa học bằng chữ cho phản ứng tôi vôi, biết vôi tôi tạo thành có tên là canxi hiđroxit
Câu 5: (1,0 điểm) Nêu khái niệm thể tích mol của chất khí? Cho biết thể tích mol của các chất khí ở đktc?
II. Bài tập: (5,0 điểm)
Câu 6: (2,0 điểm) Cho sơ đồ của các phản ứng sau:
a. Na + O2 - - -- > Na2O
b. KClO3 - - - - > KCl + O2 ↑
Hãy viết thành phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phương trình hóa học lập được
Câu 7: (1,0 điểm) Để chế tạo mỗi quả pháo bông nhằm phục vụ cho các chiến sĩ biên phòng giữ gìn biên giới hải đảo ở Quần đảo Trường sa đón xuân về, người ta cho vào hết 600 gam kim loại Magie (Mg), khi pháo cháy trong khí oxi (O2) sinh ra 1000 gam Magie oxit (MgO)
a. Viết công thức về khối lượng của phản ứng?
b. Tính khối lượng khí oxi (O2) tham gia phản ứng?
Câu 8: (2,0 điểm) Hợp chất A có tỉ khối so với khí oxi là 2.
a. Tính khối lượng mol của hợp chất?
b. Hãy cho biết 5,6 lít khí A (ở đktc) có khối lượng là bao nhiêu gam?
Nội dung | Điểm |
I. Lý thuyết |
|
Câu 1 - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm. |
0,5 điểm 0,5 điểm
|
Câu 2 - Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học Ví dụ: Cu; H2 - Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên Ví dụ: H2O; H2SO4 |
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 3 - Công thức hóa học CuSO4 cho ta biết: - Nguyên tố Cu; S; O tạo nên chất - Trong hợp chất có 1Cu; 1S; 4O - Phân tử khối: 64 + 32 + 16.4 = 160(đvC) |
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 4 a. Có xảy ra phản ứng hóa học vì miếng vôi sống tan, phản ứng tỏa nhiệt nhiều làm nước sôi. b. Phương trình chữ: Canxi oxit + nước → Canxi hiđroxit |
0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 5 - Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó. - Ở đktc, thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4 lít |
0,5 điểm 0,5 điểm |
II. Bài tập |
|
Câu 6 a. 4Na + O2 2Na2O Có tỉ lệ: Số nguyên tử Na: Số phân tử O2: Số phân tử Na2O = 4 : 1 : 2 b. 2KClO3 2KCl + 3O2 Có tỉ lệ: Số phân tử KClO3: Số phân tử KCl: Số phân tử O2 = 2 : 2 : 3 |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 7 a) Áp dụng theo ĐLBTKL, ta có công thức về khối lượng của phản ứng mMg + mO2 = mMgO b) Khối lượng khí oxi tham gia phản ứng: => mO2 = mMgO - mMg = 1000 - 600 = 400 (gam) |
0,5 điểm
0,5 điểm
|
Câu 8 a) Khối lượng mol của hợp chất A là: MA = dA/O2.MO2 = 2 . 32 = 64 (gam) b) Số mol của hợp chất A là: nA = V/22,4 = 5,6/22,4 = 0,25 (mol) Khối lượng của 5,6 lít khí A (ở đktc) là: mA = n.MA = 0,25 . 64 = 16 (gam) |
1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |