Ông tôi (65 tuổi) bị gút cách đây 2 năm. Ba tháng trước, ông tôi thấy đau ở vùng bụng, buồn nôn, tiểu buốt (thậm chí có lầ...
Câu hỏi
Ông tôi (65 tuổi) bị gút cách đây 2 năm. Ba tháng trước, ông tôi thấy đau ở vùng bụng, buồn nôn, tiểu buốt (thậm chí có lần bị ra máu). Khi đi khám, bác sĩ cho biết ông tôi bị sỏi thận. Xin hỏi, bệnh gút và sỏi thận có liên quan gì tới nhau và làm sao điều trị song song cả hai bệnh?
Chào bạn ! Bệnh gout và sỏi thận có liên quan với nhau. Sỏi thận là một trong những biến chứng của gout. Sỏi thận chiếm 10 -20% các trường hợp bị bệnh gout. Sự hình thành sỏi thận do sự lắng đọng muối urat tại hệ thống ống dẫn nước tiểu của thận. Với bệnh nhân gout khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao bất thường nó được đào thải ra khỏi cơ thể một lượng lớn và nồng độ cao trong nước tiểu, đây là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng trong hệ thống dẫn niệu gây sỏi thận. Để điều trị sỏi thận ông bạn phải xác định bị sỏi loại gì, từ đó mới có cách điều trị hiệu quả nhất, do có nhiều loại sỏi thận nên cũng có nhiều cách điều trị hiệu quả với từng loại. Hiện tại ông bạn nên uống nhiều nước, thay đổi cách sống, đặc biệt là khẩu phần ăn và thói quen tập thể dục. Ăn kiêng với chế độ ăn ít chất đạm cũng làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận Để điều trị bệnh gout. Thuốc điều trị đợt gout cấp là thuốc chống viêm không steroid, colchicin, corticosteroid. Hiện nay các bác sĩ thường ưu tiên phác đồ điều trị Đông y vì tính an toàn cao mà hiệu quả. Ông bạn có thể tham khảo thực phẩm chức năng Hoàng thống phong giúp hỗ trợ tăng cường chức năng gan thận, giúp đào thải acid uric dư thừa. Phòng ngừa tái phát cơn gout cấp Ngoài ra ông bạn có thể tham khảo bài thuốc dân gian trị bệnh gout, sỏi thận bằng lá sa kê. Dùng lá sa kê già (còn tươi) 100g, dưa leo 100g, cỏ xước khô 50g, cho 3 thứ vào nồi nấu lấy nước uống trong ngày. Chúc ông bạn sớm khỏi bệnh