Chào bạn,
Đối với những người bình thường thì hiện tượng này có thể không đáng lo ngại, nhưng nếu bà bầu bị sưng nướu răng, thì rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng sinh non và sinh con thiếu cân. Việc nướu bị sưng có thể là biểu hiện nhiễm trùng do viêm chân răng, Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có thể phát triển và tấn công vào nướu răng, các dây chằng và tổ chức xung quanh mô răng, hình thành nên một ổ vi khuẩn và theo máu đi khắp cơ thể.
Từ đó, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tự động sản sinh ra một loại axit béo tự nhiên, giúp ngăn chặn tình trạng việm và co cơ trơn. Chất này được gọi là prostaglandin. Prostaglandin khi được sản xuất song song với sự tấn công của vi khuẩn, khiến cho cơ thể bà bầu phát ra tín hiệu kích thích, dẫn đến trường hợp sinh non.
Bên cạnh đó, nếu bà bầu bị sưng nướu do viêm lợi, viêm chân răng thì có thể sẽ lây truyền vi khuẩn sang cho thai nhi, gây ra tình trạng sâu răng ở trẻ sơ sinh.
Bà bầu bị sưng nướu răng phải làm sao để hết?
Vì vợ bạn đang trong giai đoạn mang bầu nên cần phải hết sức thận trọng trong việc dùng thuốc. Tốt nhất, bạn nên đưa cô ấy đến phòng khám nha khoa càng sớm càng tốt để được thăm khám và đưa ra hướng điều trị hiệu quả. Nếu mắc các bệnh viêm lợi, viêm chân răng, viêm nha chu thì trước tiên, bác sỹ sẽ tiến hành lấy cao răng làm sạch toàn bộ mảng bám trên bề mặt và dưới nướu.
Quá trình điều trị cho bà bầu bị sưng nướu răng sẽ có thể phải kết hợp cùng với thuốc mới có thể chữa khỏi hoàn toàn. Bạn cũng nên nói rõ cho bác sỹ biết về tình trạng cũng như thời gian mang thai của vợ để bác sỹ có thể kê toa thuốc an toàn, không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Đồng thời, bạn cũng nên chú ý nhắc nhở vợ vệ sinh răng miệng đúng cách, chọn loại bàn chải có sợi lông mềm, không làm tổn thương nướu, kết hợp với súc miệng nước muối hàng ngày để giảm bớt tình trạng sưng nướu răng. Sử dụng nước súc miệng Nutridentiz từ thảo dược có tác dụng sát khuẩn, chống viêm tăng sức khỏe răng miêng hiệu quả
Ngoài ra, bạn cũng nên cho vợ ăn các loại hoa quả giàu vitamin C, A như cam, quýt, bưởi, táo… để cơ thể có đầy đủ dưỡng chất, giảm bớt hiện tượng sưng nướu răng.
Việc lấy cao răng cũng nên được thực hiện định kỳ 3-6 tháng/lần để làm sạch các ổ vi khuẩn đang hình thành, chuẩn bị tấn công răng và nướu, bảo vệ sức khỏe răng miệng trong suốt thai kỳ. Người mẹ khỏe mạnh, răng miệng tốt, không bị sâu răng mới có thể sinh ra con khỏe mạnh, có hàm răng cứng chắc.