Chào BS,cho cháu hỏi.Cháu đang mang thai lần thứ 3 và thai đang được 12 tuần.Cháu có đi khám và bị chứng nhau tiền đạo (nhau nhóm III).Ch...
Câu hỏi
Chào BS,cho cháu hỏi.Cháu đang mang thai lần thứ 3 và thai đang được 12 tuần.Cháu có đi khám và bị chứng nhau tiền đạo (nhau nhóm III).Cho cháu hỏi là với 12 tuần thì đã biết chính xác là bị nhau tiền đạo chưa ạ? Và cháu phải làm gì để ko bị sanh non? Và đến Tết là cháu dc 4 tháng,vậy cháu có khả năng đi tàu lửa về Bắc ko ạ?Cháu cám ơn BS nhiều.
Thông thường, sự làm tổ của thai thường diễn ra ở phần đáy tử cung và từ đó phát triển thành bánh nhau để nuôi dưỡng thai thông qua hệ tuần hoàn nhau – thai, giúp cho thai phát triển. Gọi là nhau tiền đạo khi bánh nhau bám ở phần thấp nhất của tử cung và che phủ một phần hay toàn bộ tử cung, cản trở lối ra của thai. Trường hợp này là một biến chứng của thai nghén, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho mẹ và cho thai. Nhau tiền đạogắn liền với tiến trình phát triển tự nhiên của thai mà không thể phòng ngừa. Khi mang thai, tử cung ngày càng to ra thì bánh nhau cũng không ở yên một vị trí. Lúc mới có thai, bánh nhau có thể bám thấp là chuyện thường gặp. Nhưng khi thai nghén tiến triển, bánh nhau như bị kéo về phía đáy tử cung, đến 3 tháng cuối thì yên vị ở đáy và lối ra của thai hoàn toàn thông thoáng. Nếu chuyển dạ, thai sẽ lọt qua cổ tử cung mà không gặp trở ngại gì. Tuy nhiên, đôi khi bánh nhau vẫn ở phần thấp của tử cung, bịt một phần hay toàn bộ tử cung, như thế gọi là nhau tiền đạo. Có 3 mức độ nhau tiền đạo: Nhau bám mép khi bánh nhau mới chỉ tới mép, chưa cản trở lối ra – Nhau tiền đạo một phần khi lối ra ở cổ tử cung bị che lấp một phần – Nhau tiền đạo toàn phần khi toàn bộ lối ra ở cổ tử cung bị bịt kín. Các kiểu nhau bám nói trên dễ gây chảy máu do tử cung luôn có những cơn co và làm cho bánh nhau bong từng phần. Chảy máu chính là nguyên nhân gây nguy hiểm cho thai và cho mẹ.
Nhau bắt đầu hình thành từ tuần thứ 4, do vậy đây mới là giai đoạn đầu hình thành nhau thai, bạn không nên quá lo lắng, bởi vì trong quá trình phát triển của thai nhi, nhau thai cũng sẽ có biến đổi phù hợp. Bạn nên cung cấp đủ dinh dưỡng, khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của BS, nếu có dấu hiệu bất thường cần đi kiểm tra sớm. Trước thời gian nghỉ tết bạn có thể đi kiểm tra để được BS tư vấn cụ thể trước khi có quyết định về quê.