Hỏi đáp: Chào bác sĩ,năm nay em 18 tuổi.Em bị đau lưng nhưng không rõ đau ở bộ phận nào.Bệnh xuất hiện vào thời gian học lớp 12,có thể do thức khuya,ngồi lâ...
Chào bác sĩ,năm nay em 18 tuổi.Em bị đau lưng nhưng không rõ đau ở bộ phận nào.Bệnh xuất hiện vào thời gian học lớp 12,có thể do thức khuya,ngồi lâ...
Câu hỏi
Chào bác sĩ,năm nay em 18 tuổi.Em bị đau lưng nhưng không rõ đau ở bộ phận nào.Bệnh xuất hiện vào thời gian học lớp 12,có thể do thức khuya,ngồi lâu dẫn đến đau lưng,nhưng đó chỉ là những lúc ngồi lâu.Đã gần 2 năm em sống chung với chứng đau lưng khá lạ này,dù em đã tìm trên mạng khá nhiều,và khám ở vài chỗ nhưng không có kết quả. Triệu chứng đau khá giống với đau mỏi 2 gân cổ,nhưng hoàn toàn không có 1 chỗ đau nhất định.Khi bị đau em dùng tay nhấn nhấn xoa xoa thì hết , sau đó sẽ đau ở 1 vùng khác,dọc xương sống,bả vai,ngang hông .v.v Vì thế,khi đi khám em không biết tả như thế nào cho bác sĩ nữa,x quang xương sống em hoàn toàn bình thường.Và 1 điều đáng chú ý,em chỉ thường bị đau khi ở nhà,đi học (ngồi còn nhiều hơn) hoàn toàn không đau mỏi gì, và để ý có cảm giác như đau theo tâm lý,lúc chán nản,căng thẳng.
Chào bạn Trên thực tế đau lưng có rất nhiều nguyên nhân như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, rối loạn tư thế cột sống,viêm cột sống dính khớp... Ngoài ra một số bệnh ngoài cột sống cũng gây chứng đau lưng như các bệnh trong lồng ngực, trong bụng như loét dạ dày tá tràng, sỏi mật..; các bệnh lý thuộc hệ tiết niệu như sỏi thận, viêm tuyến tiền liệt; các bệnh về thần kinh. Một nguyên nhân rất thường gặp là đau lưng do yếu tố tâm lý. Do vậy đau lưng là một trong các hội chứng rất thường gặp trong khi khám bệnh chung mà trong đó có tới 80% đau lưng không rõ nguyên nhân. Nói như vậy để bạn có thể thấy việc chẩn đoán đau lưng do nguyên nhân gì nhiều khi không dễ dàng chút nào.Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau giảm bớt chứng đau lưng: Tư thế nằm nghỉ đầu hơi cao, chân hơi gấp, kê gối ở kheo chân. Chườm tại chỗ: chườm nóng, xoa bóp, Thuốc: các thuốc giảm đau nên có chỉ định của bác sĩ, kết hợp với các thuốc giãn cơ; nếu quá căng thẳng có thể dùng thêm thuốc an thần. Cần lưu ý chế độ ăn uống đủ chất , dinh dưỡng hợp lý. Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm các sinh tố nhóm B, đặc biệt sinh tố B1, B6, B12 và các yếu tố vi lượng khác như kẽm, vitamin E nhằm chống lão hóa, nâng cao thể lực. Tránh nâng nặng, cúi liên tục, ngồi xổm, vặn người. Giữ gìn cơ thể trong điều kiện tốt về thể lực, duy trì sức khỏe bằng luyện tập đều đặn các môn thể thao như đi bộ, bơi và các hoạt động giải trí thích hợp.Chú ý rèn luyện thể dục thể thao, tập các bài tập thư giãn cột sống để đỡ triệu chứng đau và phòng tái phát. Nên tập mỗi lần 10 phút, mỗi ngày 3-4 lần, tập từ từ rồi tăng dần: Nằm ngửa, chân duỗi, gập chân vào ngực rồi duỗi ra; làm như vậy đối với chân còn lại, động tác giống như đạp xe đạp ở tư thế nằm ngửa. Ngồi trên ghế, 2 gối gấp và dạng xa nhau, cúi người về phía trước tới khi đầu gần hoặc ở giữa 2 đầu gối sau đó ngẩng đầu tới khi tư thế thẳng. Thân ái.