Chào bác sĩ ! cháu hơn 1 năm nay ở mũi xuất tiết dịch chảy từ mũi xuống họng dịch trắng nhầy không có bất kì triệu chứng gì khác ạ làm ch&...
Câu hỏi
Chào bác sĩ ! cháu hơn 1 năm nay ở mũi xuất tiết dịch chảy từ mũi xuống họng dịch trắng nhầy không có bất kì triệu chứng gì khác ạ làm cháu khạc nhổ suốt, cháu có đi bệnh viên tai mũi họng tphcm khám thì kết luận là bị viêm mũi xoang xuất tiết nhưng uống thuốc hơn 3 tháng không hề khỏi, sau đó cháu có đi nội soi và CT scan thì kết quả là các xoang bình thường, bác sĩ ở bệnh viện ĐHYD kết luận cháu bị viêm mũi mạn tính thể xuất tiết, người thì nói cháu bị viêm xoang mũi dị ứng. Xin các chuyên gia cho cháu hỏi, cháu có đọc được trên mạng về cách sử dụng cây ngũ sắc(cây cứt lợn) trong điều trị viêm mũi-viêm xoang dị ứng, uống thuốc rửa mũi và xông mũi thường xuyên nhưng vẫn không khỏi, cháu uống nhiều loại thuốc đông tây y nhưng vẫn không khỏi, xin bác sĩ cho cháu hướng điều trị, cháu có thấy trên mạng giới thiệu cách chữa trị bằng cây cỏ ngũ sắc(cây cứt lợn) cháu tính dùng thử cách đó. Mong bác sĩ cho cháu vài thông tin về cây ngũ sắc và bệnh của cháu xuất tiết dịch vậy có phù hợp với cách trị này không ạ?
Với triệu chứng của bạn có thể là bệnh viêm xoang mũi xuất tiết. Bệnh không thể chữa tức thời mà phải điều trị lâu dài. Bên cạnh điều trị thuốc bạn nên tránh lạnh và ẩm như dùng khẩu trang, xoa nóng mũi trước khi ra lạnh. Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn có thể ngâm chân bằng nước nóng ấm từ 15 đến 20 phút. Hàng ngày, bạn lưu ý giữ ấm hai bàn chân. Ngoài ra, bạn cũng cần có chế độ ăn uống khoa học, tập luyện phù hợp, tạo điều kiện môi trường sống tốt, trong lành.
Bệnh của bạn thường điều trị kết hợp cả đông y và tây y. Với đông y có thể dùng cây ngũ sắc. Cây ngũ sắc đã được lưu truyền trong điều trị viêm mũi xoang, chống viêm, giảm phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn.
Bạn có thể lấy hoa tươi đem về giã nát rồi lấy nước nhỏ vào mũi hàng ngày. Hoa cứt lợn bên cạnh tác dụng chống viêm còn kích thích niêm mạc mũi tăng xuất tiết nên khi dùng bạn thấy rát bỏng toàn bộ niêm mạc mũi, nước mũi chảy nhiều hơn kéo theo mủ đọng trong lòng xoang và hốc mũi. Vì thế hoa cứt lợn chỉ nên dùng trong giai đoạn viêm xoang đang có mủ vàng xanh tồn đọng, tránh hiện tượng lỗ thông mũi xoang bị bít tắc do mủ. Đến giai đoạn kế tiếp, khi nước mũi chuyển sang dịch trong lại không nên tiếp tục dùng hoa cứt lợn mà nên phối hợp với các thuốc có tác dụng giảm xuất tiết của niêm mạc mũi. Nếu giai đoạn này tiếp tục dùng hoa cứt lợn, mũi sẽ khó ngừng chảy. Tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có được chẩn đoán chính xác trước khi điều trị.