Hỏi đáp: Chào bác sĩ. Con gái tôi năm nay 3 tuổi 5 tháng nặng 19,5kg. Từ nhỏ tới giờ cháu rất ít bị bệnh nếu có bệnh chỉ cần ra tiệm thuốc tây mua u...

Chào bác sĩ. Con gái tôi năm nay 3 tuổi 5 tháng nặng 19,5kg. Từ nhỏ tới giờ cháu rất ít bị bệnh nếu có bệnh chỉ cần ra tiệm thuốc tây mua u...

Câu hỏi

Chào bác sĩ. Con gái tôi năm nay 3 tuổi 5 tháng nặng 19,5kg. Từ nhỏ tới giờ cháu rất ít bị bệnh nếu có bệnh chỉ cần ra tiệm thuốc tây mua uống là khỏi liền. Không hiểu sao 6,7 tháng từ ngày cháu đi học ở trường cháu lại hay bị bệnh ho và uống thuốc hoài không dứt. Cháu đã đi khám ở bv nhi SG. BS chẩn đoán là bị viêm họng và viêm phế quản cháu đã uống nhiều loại thuốc mà BS kê toa như: ESOMUC, AUGMENTIN, SOLUM ,ZECUP ,ZITHOMAX, AZIELYGET và gần đây nhất cháu có uống cefixim, astex, sabutamol, mekocefin có hết nhưng khoảng 10ngày sau lại bị tái lại. Hiện tại cháu ho rất nhiều nhưng chỉ vào buổi tối lúc ngủ và ban đêm, mà cháu chỉ ho khan không có đờm. Còn ban ngày thì không thấy ho. Xin bác sĩ cho em biết đó là bị ho gì. Có chữa dứt hẳn được không
Trần thị Minh Thư
Sức khỏe

Trả lời

Chào bạn !
Với tháng tuổi và cân nặng như con bạn thì bé hấp thu thức ăn khá tốt. Thông thường các bé mới đi học hay ốm vặt do chưa thích nghi với môi trường mới, sức đề kháng giảm....Ho kéo dài là hiện tượng bé bị ho liên tục trên 4 tuần. Ho do rất nhiều nguyên nhân như do phổi hoặc những bệnh ngoài phổi như viêm xoang mũi, viêm tai, trào ngược thực quản, tim mạch, hoặc do tác dụng phụ của thuốc.....Để xác định rõ bé bị ho do nguyên nhân gì, theo tôi bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín hơn chuyên khoa Tai mũi họng khám. Các bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm như chụp X-Quang phổi, chụp xoang, kiểm tra chức năng hô hấp, xét nghiệm huyết thanh để tìm vi trùng, nội soi phế quản nếu có nghi ngờ dị vật...
Với các bé bị ho về đêm, hoặc ho lúc ngủ, sặc từng cơn, dẫn đến nôn trớ đây là triệu chứng của ho ngang. Ho ngang thường xảy ra với các bé hay ăn uống sát giờ đi ngủ, thức ăn không kịp tiêu hóa cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ, gây ứ, trướng dạ dầy. Sau một thời gian dài ăn uống đêm liên tục, các cơ của bé suy yếu, không khép kín được miệng trên của dạ dày, tạo đều kiện cho các chất dịch ứ trong dạ dày, trào ngược lên thực quản, rỉ ra họng, tràn vào thanh quản, gây ho sặc từng cơn.
Để giảm ho cho bé bạn có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian: hấp mật ong với quất, mật ong với lá húng chanh, lá hẹ… chắt lấy nước cho con uống ngày 3 – 4 lần. Bên cạnh đó, bạn hạn chế cho con ăn uống sát giờ trước khi đi ngủ. Tốt nhất, giờ ăn và giờ ngủ của con cách nhau ít nhất một giờ đồng hồ. Trước khi cho con đi ngủ, hãy cho con uống một thìa mật ong ấm. Mật ong ấm sẽ giúp con hạn chế cơn ho, làm cơn ho dịu đi và giúp con ngủ ngon hơn. Khi ngủ, hãy kê cao gối cho con ngủ, đầu và vai cao hơn thân. Giữ ấm cơ thể cho con khi ngủ, không hở bụng, hở tay dễ khiến con bị nhiễm lạnh, cho con uống nhiều nước, ăn cháo loãng, dễ tiêu, hạ chế ăn các loại thức ăn kích thích bé ho nhiều hơn như tôm, cua, ghẹ…
Chúc bé sớm hết ho

 

tuvansuckhoe24h.com.vn
05/05/2013

Các mục liên quan:

Nguồn: tuvansuckhoe24h.com.vn/hoi-dap/13408/Cho-bc-si-Con-gi-ti-nam-nay-3-tuoi-5-thng-nang-195kg-Tu-nho-toi...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận