Hỏi đáp: Cháu là nữ, 20 tuổi. Từ khoảng thời gian bắt đầu lên cấp 3, cháu đã thường xuyên bị tiểu đêm nhiều lần, rồi cả ban ngày cũng thế, dù ch&aacu...
Cháu là nữ, 20 tuổi. Từ khoảng thời gian bắt đầu lên cấp 3, cháu đã thường xuyên bị tiểu đêm nhiều lần, rồi cả ban ngày cũng thế, dù ch&aacu...
Câu hỏi
Cháu là nữ, 20 tuổi. Từ khoảng thời gian bắt đầu lên cấp 3, cháu đã thường xuyên bị tiểu đêm nhiều lần, rồi cả ban ngày cũng thế, dù cháu bình thg uống ít nước. Mỗi lần nước tiểu k nhiều lắm, k rát buốt hay ra máu, cũng k có màu đặc biệt. Cứ vậy cho đến bây giờ khiến cháu cảm thấy rất phiền những khi ra ngoài, những chuyến đi thăm quan du lịch cả ngày, hay đi đâu đó xa nhà. Không biết cháu bị như vậy là bệnh gì ạ ? Có cách gì để cháu tự khắc phục mà k phải đi khám k ạ ( cháu rất ngịa đi khám bệnh ). Mong bác sĩ giúp đỡ.
Chào bạn Theo triệu chứng bạn mô tả bạn bị tiểu lắt nhắt đã lâu nhưng chưa đi khám tôi khuyên bạn nên đi kiểm tra, khi tìm được nguyên nhân mới có thể chữa khỏi căn bệnh của bạn, tiểu lắt nhắt là dấu hiệu của nhiều bệnh như u xơ, u nang, bàng quang dễ bị kích thích...bạn nên ăn nhiều thức ăn có chất xơ, tránh táo bón, uống nhiều nước 2-3 lít nước/ ngày và tránh uống nước 2-3 giờ trước khi đi ngủ. Tập bàng quang: Mục tiêu là tập cách ức chế cảm giác tiểu gấp, trì hoãn việc đi tiểu, đi tiểu theo thời gian biểu. Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu lý tưởng: 2-4 giờ. Ức chế cảm giác tiểu gấp: ngồi xuống, hít thở sâu bằng miệng, tưởng tượng đến những hình ảnh thư giãn để cảm giác tiểu gấp trôi qua và đi tiểu vào thời gian đã định.
Kiểm soát cảm giác mắc tiểu: Đó là người bệnh cần ngưng ngay công việc đang làm, ngồi xuống hoặc đứng yên. Nhíu chặt các cơ vùng chậu nhiều lần (không giãn cơ quá mức giữa các lần co cơ). Thư giãn phần cơ thể còn lại, hít thở sâu để giảm áp lực, tập trung ức chế cảm giác tiểu gấp.