Hỏi đáp: Chứng thực hóa đơn tài chính

Chứng thực hóa đơn tài chính
Phạm Hồng Phương
Pháp luật

Trả lời

Về việc chứng thực hóa đơn, chứng từ tài chính (biên lai thu lệ phí, phí …): Nghị định số 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không quy định cụ thể về việc không được chứng thực hóa đơn, chứng từ tài chính nhưng tại Điều 16 Nghị định này, bên cạnh quy định các trường hợp cụ thể không được chứng thực bản sao từ bản chính (như: Bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc giả mạo; Bản chính đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc đã bị hư­ hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung …) thì còn có quy định “các giấy tờ, văn bản khác mà pháp luật quy định không được sao.

Đối chiếu với các văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính (Thông tư 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ …) thì việc lập hóa đơn phải tuân thủ quy định chặt chẽ, mỗi liên của một số hoá đơn chỉ được in ra một lần, nếu in ra từ lần thứ 2 trở đi phải thể hiện là bản sao (copy) (theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 153/2010/TT-BTC. Theo đó, việc sao hóa đơn, chứng từ tài chính sẽ do cơ quan phát hành hóa đơn, chứng từ đó thực hiện theo quy định. UBND cấp xã và các cơ quan chứng thực theo quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP không có thẩm quyền chứng thực những loại giấy tờ này.

 

Các văn bản liên quan:

Thông tư 153/2010/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Nghị định 79/2007/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký

CTV3
02/11/2014

Nguồn: www.moj.gov.vn/hoidappl/Lists/DanhSachCauHoi/View_Detail.aspx?ItemID=23694


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận