Hỏi đáp: Con nay 24tuổi, bị đau lưng, từ giữa lưng trở lên, đau nhiều ở bên trái, nhói ra trước ngực, đau nhiều,đau cảm giác như bóp nghẹt khó...

Con nay 24tuổi, bị đau lưng, từ giữa lưng trở lên, đau nhiều ở bên trái, nhói ra trước ngực, đau nhiều,đau cảm giác như bóp nghẹt khó...
Nguyễn Thị Cẩm Nhung
Sức khỏe

Trả lời

Đau thần kinh liên sườn là một bệnh rất thường gặp, triệu chứng điển hình của bệnh là đau tức ngực, đau mạng sườn, là những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn. Bệnh nhân thường chỉ đau ở một bên, trái hoặc phải; đau từ trước ngực, lan theo mạng sườn ra phía sau ở cạnh cột sống. 

Có nhiều nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn: Do thoái hóa cột sống; Do lao cột sống hay ung thư cột sống; bệnh lý tổn thương tủy sống (ủ rễ thần kinh, u ngoại tủy);  Do nhiễm khuẩn: hay gặp nhất là đau dây thần kinh liên sườn do zona mà dân gian thường gọi là bệnh giời leo.

Đau dây thần kinh liên sườn thường không nguy hiểm. Nó thường gây đau, khó chịu cho bệnh nhân khi mắc phải nhưng dễ điều trị bằng các loại thuốc giảm đau thông dụng. Tuy nhiên đây lại là triệu chứng của nhiều bệnh. Nguyên nhân gây ra đau dây thần kinh liên sườn là gì sẽ kèm theo nguy hiểm của nguyên nhân đấy. Bởi vậy nó có thể gây nguy hiểm sức khỏe cho con người bắt nguồn từ chính những nguyên nhân gây bệnh này. 

Việc điều trị đau dây thần kinh liên sườn cơ bản phải tìm được nguyên nhân gây ra bệnh. Người bệnh có thể tìm được nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn bằng các biện pháp cận lâm sàng như xét nghiệm, Xquang, chụp cắt lớp vi tính… Trên cơ sở đó, người bệnh sẽ được bác sĩ điều trị theo nguyên nhân đã được xác định và xử trí theo hướng của viêm rễ thần kinh.

Nếu là đau dây thần kinh liên sườn có thể dùng thuốc giảm đau paracetamol, diclofenac, thuốc chống viêm không Steroide, vitamin 3B liều cao... Đối với bệnh zona gây ra đau liên sườn nên cho bệnh nhân bôi kem acyclovir mỗi ngày 2-3 lần vào các mụn nước và dùng thuốc giảm đau. Một số trường hợp cần phải điều trị thêm bằng các phương pháp vật lý trị liệu, nghỉ ngơi và an thần. Để tránh những biến chứng từ nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn, khi phát hiện sớm có các biểu hiện nghi ngờ như đau tức ngực, đau mạng sườn, mọi người nên đi kiểm tra sớm để được khám và xác định nguyên nhân. Từ đó việc điều trị mới có hiệu quả. Ngoài ra, chế độ ăn uống hàng ngày cần đảm bảo dinh dưỡng, các dưỡng chất nhằm giảm nguy cơ loãng xương để hạn chế mắc bệnh

Nhịp xoang chậm được định nghĩa: tần số phát xung ở nút xoang của tim thấp dưới 50 – 55 nhịp trong một phút. Tùy mức độ chậm có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Điều quan trọng là cần tìm xem nguyên nhân nhịp xoang chậm là gì. Một số trường hợp nhịp chậm là do tình trạng sinh lý như ở một số vận động viên luyện tập nhiều, đa số nhịp tim của họ đều dưới 60 nhịp/phút. Cảm giác hơi mệt của bạn có thể liên quan mà cũng có thể không liên quan đến nhịp tim. Nhịp xoang chậmở những đối tượng trẻ tuổi không cần phải khám xét chuyên sâu, khi đối tượng  vẫn dung nạp tốt.  Điều trị: trong những thể không có biểu hiện lâm sàng thì không cần điều trị. Ngừng những loại thuốc gây nhịp chậm và điều trị nguyên nhân gốc ở những thể phát. Đặt máy tạo nhịp tim trong hội chứng nhịp chậm - nhịp nhanh.

Bạn đã được chẩn đoán, hiện bạn hãy tuân thủ sự điều trị từ bác sỹ để có kết quả tốt nhất nhé.

Chúc bạn sức khỏe!

tuvansuckhoe24h.com.vn

Các mục liên quan:

Nguồn: tuvansuckhoe24h.com.vn/hoi-dap/64296/dau-than-kinh-lien-suon-nhip-xoang-cham


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận