Ông A và ông B cùng thả trâu vào rừng, một thời gian ông B mang trâu về nhà, ông A cho rằng con trâu đó là của mình, hai bên xảy ra tranh chấp, trong thời gian tranh chấp ông B đã bán trâu cho ông C và ông C đã đổi con trâu đó cho ông D để nhận một con trâu khác. Khi giải quyết tranh chấp tòa án xác định đó là trâu của ông A. Xin hỏi:
1. Tranh chấp này không phải là tranh chấp bất động sản vì theo quy định tại điều 174 Bộ luật Dân sự 2005 về bất động sản và động sản thì con trâu không phải là bất động sản.
Con trâu là động sản theo quy định tại điều 167 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về đăng ký quyền sở hữu tài sản thì quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký.
2. Việc chiếm hữu của ông D là không có căn cứ và không ngay tình vì tại thời điểm ông mua con trâu thì đã có tranh chấp, như vậy không thể nói ông D không biết đó là con trâu của ông A. Như vậy không thể áp dụng được Điều 189 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình.
3. Ông A có quyền đòi lại con Trâu của mình theo quy định tại Điều 256 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về quyền đòi lại tài sản.