Hỏi đáp: Giấy tờ, văn bản cần chứng thực chữ ký và thẩm quyền chứng thực chữ ký

Giấy tờ, văn bản cần chứng thực chữ ký và thẩm quyền chứng thực chữ ký

Câu hỏi

Xin cho tôi hỏi hai vấn đề sau đây: 
lttha
Pháp luật

Trả lời

1. Về các giấy tờ, văn bản cần chứng thực chữ ký

Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 và Điều 3 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, thì “chứng thực chữ ký” là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

Như vậy, việc chứng thực chữ ký trước hết là nhu cầu của người dân khi thực hiện các giao dịch dân sự, trong đó các văn bản, giấy tờ cần chứng thực chữ ký thông thường do người dân tự lập nên như Di chúc, Đơn đề nghị xác nhận, Giấy lĩnh tiền, văn bản thòa thuận...). Do đó, pháp luật về chứng thực hiện hành không quy định cụ thể các giấy tờ bắt buộc phải chứng thực chữ ký và các giấy tờ không bắt buộc phải chứng thực chữ ký. Trên thực tế, có các loại giấy tờ cần có chứng thực chữ ký, bao gồm: giấy tờ liên quan đến việc tặng, cho, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản có giá trị; giấy tờ liên quan đến việc thừa kế tài sản (như Tờ khai thừa kế, Giấy từ chối nhận di sản thừa kế…), Sơ yếu lý lịch, Bản dịch phải hợp pháp hóa lãnh sự…

2. Thẩm quyền chứng thực chữ ký

Khoản 2 và khoản 4 Điều 5 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký quy định về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính và chứng thực chữ ký cụ thể như sau:

“2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.

Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực các việc theo quy định tại khoản 2 Điều này và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

4. Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chữ ký quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực”.

Như vậy, việc Ủy ban nhân dân phường nơi ông/bà cư trú từ chối không chứng thực chữ ký trên Tờ khai thừa kế là không đúng pháp luật. Việc công chứng viên yêu cầu có chứng thực chữ ký trên Tờ khai thừa kế là cần thiết. Ông/bà có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành thủ tục chứng thực chữ ký theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.

 

Các văn bản liên quan:

Nghị định 79/2007/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký

Chuyên viên pháp lý - Vụ Hành chính tư pháp
02/11/2014

Nguồn: www.moj.gov.vn/hoidappl/Lists/DanhSachCauHoi/View_Detail.aspx?ItemID=16991


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận