Kính Chào Bác Sỹ! rnBố cháu năm nay 48 tuổi và ông ấy đã uống rượu từ 20 năm nay. Hầu như ngày nào...
Câu hỏi
Kính Chào Bác Sỹ! rnBố cháu năm nay 48 tuổi và ông ấy đã uống rượu từ 20 năm nay. Hầu như ngày nào cũng uống, và mỗi lần say ông ấy lại gây nhiễu nên rất khổ cho gia đình. Khoảng từ tháng 08/2012 cháu mua thuốc cai rượu espéral 500mg về cho Bố cháu uống ( Vì ông ấy không biết là thuốc cai rượu nên đã uống hết 4 - 5 lọ gì đó, mỗi lọ 20 viên, cách 1 ngày uống 1/2 viên), kể từ khi uống thuốc Ông ấy thường bị nôn, choáng, đỏ da... sau mỗi lần uống rượu nên tửu lượng và thời gian uống đã giảm rõ rệt.rnNhưng thời gian gần đây, vì Ông ấy bị đau Bao tử nên cháu không dám cho Ông uống nhiều thuốc mà chỉ uống: cách 1 ngày uống 1/4 viên. Có lẽ vì lượng thuốc quá ít, không đủ gây tác dụng phụ mạnh nên ông ấy lại tiếp tục uống và say rượu.rnXin hỏi Bác Sỹ, cháu có thể cho Bố cháu uống kết hợp thuốc cai rượu espéral với Boniancol không ạ? Nếu được thì liều lượng uống như thế nào?rnBố cháu rất bảo thủ, Ông ấy sẽ không chịu đến Bệnh viện cai cũng như không có quyết tâm cai. rnXin Bác Sỹ trả lời giúp cháu ạ!rnCháu cảm ơn Bác Sỹ!
Trước hết chúng tôi xin khẳng định với bạn là hiệu quả của việc cai rượu, bia và thuốc lá phụ thuộc phần lớn vào quyết tâm cai nghiện của bạn. Ngoài ra, mời bạn tham khảo bài viết của TS.DS Nguyễn Hữu Đức, hy vọng bạn sẽ rút ra được cách cai rượu bia cho bố của bạn.
Thuốc cai rượu Espéral chứa dược chất disulfiram có tác dụng làm cho người uống rượu “chê” thậm chí sợ rượu theo cơ chế sau đây: Khi uống vào cơ thể, disulfiram có tác dụng ngăn chặn sự chuyển hóa rượu ở gan, chỉ cho rượu chuyển hóa thành hợp chất acetaldehid rồi thôi, acetaldehid là chất độc không được chuyển hóa tiếp mà tích lũy lại trong cơ thể làm cho người nếu đã uống thuốc mà còn uống rượu bị ngộ độc: Tim đập mạnh, mặt bừng đỏ, đỗ mồ hôi, thậm chí ói mửa, hạ huyết áp, nhức đầu dữ dội…
Chính tác dụng gây ngộ độc bởi chất độc acetaldehid (thực chất là chất chuyển hóa từ rượu) gây vật vã dữ dội làm cho người uống rượu ghê sợ không dám uống rượu nữa.
Trong thời gian qua, ở TP.HCM đã xảy ra tình trạng một số dùng disulfiram để cai rượu, thậm chí có một số bà vợ lén cho ông chồng nghiện rượu của mình uống thuốc để mà chừa rượu. Kết quả không như ý muốn mà có khi người dùng, nhất là ông chồng không biết đã dùng thuốc cứ uống rượu nhiều vào, bị ngộ độc rất nặng, phải đi cấp cứu.
Ở nước ngoài, người nghiện rượu thường được cai rượu trong bệnh viện và khi dùng thuốc disulfiram phải được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ để phòng ngừa tai biến trầm trọng có thể xảy ra. Để chữa nghiện rượu, thuốc phải dùng lâu dài (để đạt phản xạ có điều kiện, nhìn thấy rượu là sợ) và đòi hỏi người nghiện phải có ý chí, quyết tâm bỏ rượu.
Thời gian thuốc cho tác dụng khoảng 24 giờ, có khi đến 48 giờ. Vì vậy, sau khi uống thuốc phải cố không uống rượu trong nhiều ngày. Thuốc nói chung, nếu dùng lâu dài đều có phần tác hại.
Disulfiram cũng thế, khi dùng để cai rượu, phải tính dùng trong thời gian ngắn cộng thêm quyết tâm bỏ rượu để sao người dùng thuốc bỏ không uống rượu nửa trong thời gian càng ngắn càng tốt.