Hỏi đáp: Mấy bữa cháu đi đá banh , xong bị trật chân xong k đá nổi. nhưng một hồi thì nó hết , và đi đứng thì vẫn bình thường , nhưng chỉ cần chân con hoạt động mạnh là bị đau trở lại . Đau ở bên hông đầu gối ...

Mấy bữa cháu đi đá banh , xong bị trật chân xong k đá nổi. nhưng một hồi thì nó hết , và đi đứng thì vẫn bình thường , nhưng chỉ cần chân con hoạt động mạnh là bị đau trở lại . Đau ở bên hông đầu gối ...

Câu hỏi

Mấy bữa cháu đi đá banh , xong bị trật chân xong k đá nổi. nhưng một hồi thì nó hết , và đi đứng thì vẫn bình thường , nhưng chỉ cần chân con hoạt động mạnh là bị đau trở lại . Đau ở bên hông đầu gối . Có đánh dầu nóng vs thuốc xoa bóp nhưng vẫn k khỏi, chỉ cần hoạt động mạnh là bị lại , Như vậy là bị bênh gì vậy ạ?. Mong là các bác sĩ tư vấn nhanh giúp cháu
Duy Anh
Sức khỏe

Trả lời

Chào bạn,

Bong gân, trật khớp thường xảy ra khi cử động mạnh, đột ngột hay làm một động tác lặp đi lặp lại nhiều lần với cường độ cao: Chơi thể thao, bị trượt ngã, tai nạn, phụ nữ đi giày cao gót... từ đó dẫn đến tổn thương mô mềm, bao khớp, phổ biến là các dây chằng. Những khớp xương dễ bị chấn thương bong gân thường gặp ở mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, vai…

Các chấn thương trên thường đưa đến cảm giác đau nhói ở chỗ bị trẹo khớp, gây sưng, bầm tím, đi lại rất khó khăn. Bong gân, trật khớp chia ra các mức độ nặng nhẹ khác nhau, chấn thương nhẹ là khi dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, chấn thương nặng khi dây chằng bị rách một phần hoặc bị đứt hoàn toàn.

Tổn thương tiến triển qua các giai đoạn: Mở đầu là giai đoạn viêm tấy với thời gian 72 giờ sau chấn thương, khi đó, nước hoạt dịch và máu tụ ngấm vào dây chằng bao khớp, có khi tràn cả vào khe khớp. Trong 36 giờ đầu, cơ thể huy động các tế bào bạch cầu tập trung về nơi tổn thương, các chất histamin, serotonin, prostaglandin được tiết ra gây nên tình trạng thoát máu ngoài mạch, làm phù nề và gây đau nhức vùng tổn thương. Kế đến là giai đoạn hồi phục, vết thương hết sưng nề, xuất hiện các mạch máu mới, các sợi collagen non. Trong vòng 4-6 tuần, các sợi collagen này gia tăng kích thước và độ bền để đến cuối giai đoạn sẽ đạt được độ đàn hồi như dây chằng khi chưa bị đứt. Ở giai đoạn này, nếu khớp vận động mạnh có thể làm đứt lại dây chằng mới liền.

Nếu không biết cách chữa trị sẽ để lại các hệ lụy như: Không thể chơi các môn thể thao, đi đứng khó khăn… Đặc biệt, ảnh hưởng lớn hơn là sụn viền và bao khớp sẽ bị hư hại nhiều hơn nếu bị tổn thương lại, có nguy có gây thoái hóa khớp…

Ngay sau chấn thương cần chườm đá hoặc nước lạnh trong 10-15 phút lên chỗ bị đau để làm dịu và giảm sưng. Sau đó, dùng băng cuộn hay vải ép khớp bị bong gân lại rồi đưa người bị thương đến trạm y tế gần nhất để kiểm tra.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của chấn thương mà có cách xử lý kịp thời nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc. Cần nghỉ ngơi, không cử động nhiều nơi bị tổn thương. Không bôi dầu gió, dầu nóng vì sẽ làm cho vết thương đang sưng tấy càng nguy hiểm hơn.

Bạn nên đi đến cơ sở  y tế hay bệnh viện gần nhất để khám xem mức độ tổn thương đến đau khi đó bác sĩ chuyên khoa sẽ có phương pháp điều trị cho bạn.

Chúc bạn sớm hồi phục!

tuvansuckhoe24h.com.vn
10/05/2014

Các mục liên quan:

Nguồn: tuvansuckhoe24h.com.vn/hoi-dap/22699/dau-chan


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận