Trong trường hợp này, bà Cơ là người cao tuổi, tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không có nơi nương tựa. Do đó, có thể xem xét để đưa bà Cơ vào đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội thường xuyên tại xã quản lý. Nếu bà Cơ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không tự lo được cuộc sống thì có thể đề nghị đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội.
Thẩm quyền giải quyết thuộc UBND xã A vì bà Cơ là người có hộ khẩu thường trú do UBND xã A quản lý. Do đó, UBND xã A phải làm các thủ tục để đưa bà Cơ về xã mình và tổ chức trợ cấp cho bà.
Để giải quyết trường hợp trên, UBND xã A căn cứ vào các quy định của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 về chính sách cứu trợ xã hội (dưới đây viết là Nghị định số 07/2000/NĐ-CP); Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20/9/2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP và Thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28/7/2000 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP.
- UBND xã A giải quyết theo thủ tục, trình tự sau:
- Có thể trợ cấp ngay cho bà Cơ 7000 đồng/ngày theo chế độ trợ cấp cứu trợ xã hội đột xuất nhưng không quá 15 ngày sau khi đưa bà Cơ trở lại địa phương.
- Lập danh sách những đối tượng thuộc diện cứu trợ thường xuyên, thông qua Hội đồng xét duyệt xã về việc đề nghị hưởng trợ cấp xã hội. Hội đồng xét duyệt gồm Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND làm Chủ tịch Hội đồng, thành viên Hội đồng gồm đại diện Mặt trận Tổ quốc, một số ban, ngành và cán bộ làm công tác lao động, thương binh và xã hội là uỷ viên thường trực. Sau khi được Hội đồng xét duyệt thông qua, Chủ tịch UBND xã A có công văn đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét quyết định. Kèm theo công văn phải có biên bản của Hội đồng xét duyệt, danh sách trích ngang những người đề nghị hưởng trợ cấp cứu trợ thường xuyên, hồ sơ của đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đề nghị đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội, danh sách hộ gia đình, đơn vị đề nghị cứu trợ xã hội đột xuất.
- Lập sổ quản lý và thực hiện chi trợ cấp xã hội hàng tháng cho bà Cơ và các đối tượng được cứu trợ xã hội thường xuyên khác.