Bạn thân mến, công ty hợp danh là loại hình công ty theo quy định của pháp luật thì các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ tài sản. Điều đó có nghĩa là, ngoài phạm vi số vốn 3 thành viên trên góp theo vốn điều lệ (15 tỷ đồng) thì nếu nghĩa vụ tài sản lớn hơn số vốn đó, các thành viên hợp danh cũng phải liên đới chịu trách nhiệm bằng tài sản của cá nhân. Tôi lấy ví dụ để bạn hiểu: Giả sử số nợ của công ty là 20 tỷ, vậy theo số vốn điều lệ của công ty đăng ký là 15 tỷ thì công ty phải dùng toàn bộ 15 tỷ này để trả nợ. Bên cạnh đó, do thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, nên các thành viên sẽ phải liên đới góp tiền để trả 5 tỷ còn thiếu. Trường hợp bạn hỏi số nợ là 12 tỷ, tức là ít hơn số vốn điều lệ và 3 thành viên góp vào nên tất nhiên là sẽ phải thanh toán toàn bộ số nợ 12 tỷ cho các chủ nợ.
Nghĩa vụ của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh được Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định cụ thể tại Điều 130 về Công ty hợp danh; Điều 134 Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh
Về phương án đòi nợ: Do bạn chỉ nói chủ nợ chung chung mà không nói rõ chủ nợ là doanh nghiệp, cá nhân hay các tổ chức tín dụng, do đó tôi chỉ có thể tư vấn như sau:
Trường hợp các thành viên hợp danh không tự nguyện trả số nợ trên, các chủ nợ và các thành viên hợp danh không thỏa thuận được phương án trả nợ nào khác thì các chủ nợ có nợ đến hạn được quyền đòi có quyền 1 mình đứng tên hoặc liên kết với các chủ nợ khác viết đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Pháp luật quy định, thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thánh viên còn lại được quy định tại khoản 1 Điều 133 Luật Doanh nghiệp năm 2005. Đây là một trong những hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh. Quy định này xuất phát từ lý do sau:
Thứ nhất, pháp luật quy định về Doanh nghiệp tư nhân tại Điều 141 Luật Doanh nghiệp năm 2005, theo đó chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ tài sản của công ty chứ không chỉ trong phạm vi số vốn đăng ký.
Thứ hai, như đã nói ở trên, thành viên của công ty hợp danh cũng phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty (Điều 130), có nghĩa là thành viên hợp danh cũng chịu trách nhiệm tài sản vô hạn về các nghĩa vụ của công ty hợp danh.
Bên cạnh đó, cũng như trên đã phân tích, các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản của công ty. Tôi lấy ví dụ để bạn hiểu về liên đới chịu trách nhiệm: Giả sử công ty nêu trên nợ 12 tỷ, thành viên A có tài sản là 10 tỷ, thành viên B có tài sản là 3 tỷ, thành viên C không có tài sản gì thì thành viên A và B cũng vẫn phải đứng ra góp tiền để trả số nợ 12 tỷ cho các chủ nợ thay cả phần nghĩa vụ cho C. Sau đó, thành viên A có quyền đòi thành viên B và C thực hiện nghĩa vụ hoàn trả cho mình.
Như vậy, bạn có thể thấy, nghĩa vụ của thành viên hợp danh có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các thành viên hợp danh khác, trong khi làm thành viên hợp danh hay chủ doanh nghiệp tư nhân đều phải chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ tài sản, vì vậy mà pháp luật không cho phép 1 cá nhân được làm thành viên hợp danh của 2 công ty hợp danh hoặc thành viên hợp danh được làm chủ doanh nghiệp tư nhân khác.
Các văn bản liên quan:
Luật 60/2005/QH11 Doanh nghiệp