Hỏi đáp: Thưa bác sĩ! Con trai tôi hơn năm tuổi, cao 1,05m nặng 21kg. Vậy là bình thường hay bị thấp ạ. So với mấy trẻ cùng lứa thì thấy cháu thấp hơn 5 - 10cm. ...
Thưa bác sĩ! Con trai tôi hơn năm tuổi, cao 1,05m nặng 21kg. Vậy là bình thường hay bị thấp ạ. So với mấy trẻ cùng lứa thì thấy cháu thấp hơn 5 - 10cm. ...
Câu hỏi
Thưa bác sĩ! Con trai tôi hơn năm tuổi, cao 1,05m nặng 21kg. Vậy là bình thường hay bị thấp ạ. So với mấy trẻ cùng lứa thì thấy cháu thấp hơn 5 - 10cm. Thưa bác sĩ, có thuốc gì hay ăn uống thức ăn nào để cháu phát triển chiều cao không ạ. Nghe nói giấc ngủ của trẻ trong kgoảng thời gian 10-12 đêm là phát triển chiều cao nhiều nhất phải không ạ. Ba của bé cao khoảng 1,58m, mẹ 1,55m, phía bên ngoại bé tương dối cao còn bên nội thì như ba bé. Xin bác sĩ tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Theo bảng chuẩn tăng trưởng mới của WHO: thì bé trai năm tuổi nặng trung bình 18,3 kg và cao 110 cm. Bé nhà bạn cân nặng 21kg và cao 1,05m hơi thấp một chút.
Để tăng trưởng chiều cao được liên tục, trẻ trước tiên phải được nhận đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, ăn uống đủ lượng, đủ chất để không suy dinh dưỡng, còi cọc hay thiếu vi chất... Về khía cạnh dinh dưỡng, cần đặc biệt chú ý đến các chất dinh dưỡng đã được các nhà khoa học chứng minh là có liên quan đến sự tăng trưởng chiều cao như protein (đạm), vitamin A, vitamin D, lysin, canxi, sắt, kẽm, iốt... Ngủ đủ giấc, vận động thể dục thể thao thường xuyên trong ánh nắng mặt trời, phòng tránh bệnh tật... là những điều kiện để trẻ phát huy tối đa tiềm năng chiều cao mà di truyền cho phép.
Bạn cần nuôi dưỡng trẻ với một chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn đủ năng lượng để giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng trưởng liên tục. Một ngày cho trẻ ăn 3 bữa ăn chính vào sáng, trưa, tối và thêm 2-3 bữa phụ vào giữa buổi sáng và sau giấc ngủ trưa để giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao hàng tháng đúng tiêu chuẩn. Thức ăn cần đủ 4 nhóm chất là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất, đồng thời phải phong phú chủng loại thực phẩm, tốt nhất nên có trên 20 loại thức ăn mỗi ngày.
Ngoài ra còn các chất có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao như: sắt, kẽm, iod. Thức ăn nhiều sắt: gan, huyết, trứng, thịt, cá, đậu đỗ, rau dền, sữa có bổ sung sắt. Thức ăn nhiều kẽm là hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành. Thức ăn nhiều iod: muối iod, phomai, trứng gà, sữa, cá biển, rau câu, tảo.
Bạn nên đưa bé tới trung tâm dinh dưỡng để được tư vấn về thực đơn hàng ngày cho bé. Bé phát triển chiều cao tốt nhất vào lúc 10h đêm vì lúc này hormone kích thích phát triển chiều cao của trẻ được tiết ra nhiều nhất.