Hỏi đáp: Tôi năm nay 48 tuổi, khi đi ngủ tôi hay bị mỏi hai gối, vây tôi bị bệnh gì và đi khám ở đâu. Cảm ơn Bác sỹ

Tôi năm nay 48 tuổi, khi đi ngủ tôi hay bị mỏi hai gối, vây tôi bị bệnh gì và đi khám ở đâu. Cảm ơn Bác sỹ
Đặng Đình Cường
Sức khỏe

Trả lời

Chào bạn!

Khớp đầu gối là một vị trí khớp rất quan trọng đối với cơ thể, có vai trò chức năng nâng đỡ toàn bộ cơ thể và cũng là khớp dễ bị tổn thương nhất trong quá trình vận động, sinh hoạt của con người. Hiện tượng đau mỏi khớp gối có thể xảy ra thoáng qua nhưng nếu thường xuyên gặp phải thì có thể là một số nguyên nhân sau đây:

– Do thoái hóa khớp: biểu hiện đặc trưng của đau khớp gối là tình trạng đau nhức khớp gối, nhất là vào ban đêm, khi vận động mạnh, leo cầu thang,… Kèm theo đó có khi người bệnh bị cứng khớp, đơ khớp khi ngủ dậy vào buổi sáng, khớp gối bị sưng đỏ và chỉ khi nào người bệnh xoa bóp sẽ giảm. Bệnh cần được khắc phục kịp thời vì nếu để lâu không được chữa trị bệnh sẽ phát triển nặng hơn và có thể dẫn đến bị tàn phế.

– Do dây chằng và gân khớp gối bị tổn thương: cũng khiến cho bạn bị mỏi đầu gối. Nguyên nhân có thể do va đập, chấn thương, các tổn thương do hoặc động mạnh tại khớp gối, chơi thể thao hoặc gặp tai nạn tiếp xúc trực tiếp khớp gối.

– Do viêm gân bánh chè ở đầu gối: đây cũng là nguyên nhân thường xuyên dẫn đến mỏi đầu gối do khi vị viêm gân sẽ bị sưng tấy đầu gối và gây đau mỏi.

– Do bệnh viêm khớp dạng thấp: viêm khớp gây đau mỏi khớp, khớp sưng đỏ, khó khăn khi cử động và di chuyển. Tình trạng nhức mỏi đầu gối nếu không được chữa trị hiệu quả kịp thời sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị dính khớp.

Ngoài ra, bị mỏi gối còn có thể là do suy tĩnh mạch kèm theo các biểu hiện như cảm giác bị bó chặt ở bắp chân, nặng chân, đau mỏi hai đầu gối, mất ngủ. Đau nặng hơn vào ban đêm. Tuy nhiên, nguyên nhân này thường ít xảy ra.

Để xác định rõ nguyên nhân gây mỏi gối trong số các lý do nêu trên bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Các bệnh về xương khớp cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh cũng như gây ra biến chứng nguy hiểm.

Trong thời gian này, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng tránh và ngăn chặn tình trạng bằng cách thường xuyên vận động, luyện tập các bài tập phù hợp thể trạng. Nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý gồm tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, magie, kali, vitamin rất tốt cho cơ thể và bảo vệ xương khớp.

Ngoài ra bạn cần chú ý tới tư thế ngồi làm việc, tránh ngồi gấp chân quá lâu, ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ. Đối với phụ nữ cần hạn chế đi giày cao gót.

Chúc sức khỏe

Chuyên viên cơ xương khớp

tuvansuckhoe24h.com.vn

Các mục liên quan:

Nguồn: tuvansuckhoe24h.com.vn/hoi-dap/76950/moi-hai-ben-goi-la-benh-gi


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận