Hỏi đáp: Thưa bác sĩ, bác của cháu vừa nhận nuôi 1 con mèo lớn, lúc đầu nó rất bình thường nhưng bác cháu sơ ý cột dây là...

Thưa bác sĩ, bác của cháu vừa nhận nuôi 1 con mèo lớn, lúc đầu nó rất bình thường nhưng bác cháu sơ ý cột dây là...

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, bác của cháu vừa nhận nuôi 1 con mèo lớn, lúc đầu nó rất bình thường nhưng bác cháu sơ ý cột dây làm nó bị siết cổ. Bác cháu cố gỡ thì bị nó cắn vào đầu ngón trỏ chảy máu khá nặng.rnCháu có thuyết phục bác đi tiềm ngừa nhưng bác không chịu. Cháu muốn hỏi bác sĩ bác cháu bị cắn nặng như vậy, lại ở đầu ngón, theo cháu biết là rất nguy hiểm (con mèo bị sút dây bỏ đi mất ko theo dõi được), thì phải tiêm ngừa như thế nào và chi phí ra sao ạ? (cháu có tìm hiểu thấy phải dùng huyết thanh?)rnMong bác sĩ trả lời giúp để cháu thuyết phục được bác đi tiêm ngừa nhanh chóng ạ. cháu rất lo!
Phạm Xuân
Sức khỏe

Trả lời

 

 

Chào bạn,

Có nhiều bệnh có thể lây lan giữa người và động vật, nhưng trường hợp lây lan qua vết cắn thì chỉ có bệnh dại. Virus dại có thể gây bệnh cho chó, mèo và nhiều động vật máu nóng khác, kể cả người. Trong cơ thể vật bệnh, virus phát triển trong tế bào thần kinh và có trong tuyến nước bọt, tuyến nước mắt... Khi cắn người, virus sẽ truyền từ vật bệnh qua nước dãi vào cơ thể người và truyền bệnh. Virus có trong nước dãi trước khi vật có triệu chứng dại 5-7 ngày.

Tuy nhiên, không có phương pháp xét nghiệm nào để biết con vật có bị bệnh hay không, do đó chỉ định tiêm phòng dại phụ thuộc chủ yếu tình trạng con vật cắn và vết cắn. Phải đi tiêm phòng dại ngay trong các trường hợp sau:

- Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại (mắt đỏ, trở nên hung dữ hoặc liệt, trốn vào góc tối; chảy nước dãi, bỏ ăn và thường chết trong vòng 7-10 ngày)

- Vết cắn gần thần kinh trung ương như cắn ở vùng đầu, mặt, cổ, nửa thân trên, đầu ngón tay, ngón chân, bộ phận sinh dục

- Bị cắn nhiều vết, vết cắn sâu.

- Không theo dõi được con vật (mèo hoang, chó chạy rông hoặc bị giết thịt).

 

Trường hợp con vật nghi bệnh phải tiêm đồng thời cả vắc xin và huyết thanh (Dùng huyết thanh là đưa vào cơ thể kháng thể có nguồn gốc từ người hay động vật giúp cơ thể có ngay kháng thể đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh. ) phòng dại. Trong quá trình tiêm phòng vắc xin dại, vẫn tiếp tục theo dõi con vật

trong vòng 15 ngày. Nếu con vật vẫn bình thường không có biểu hiện bệnh lý gì, thì có thể không cần tiêm đủ số mũi vắc xin theo chỉ định (5 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28; ngày 0 là ngày tiêm mũi đầu tiên)

Nếu chỉ bị liếm, vết cắn không làm trầy xước da, vết cắn xuyên qua quần áo gây trầy xước nhẹ và xa thần kinh trung ương và tại thời điểm cắn người, con vật cắn vẫn sống bình thường, hoàn toàn không có biểu hiện nghi ngờ dại thì không cần tiêm phòng. Tuy nhiên, phải theo dõi con vật khoảng 7 ngày, nếu thấy con vật có biểu hiện không bình thường như: ốm, bỏ ăn, chết, mất tích, bán hoặc mổ thịt... thì phải đi tiêm phòng dại ngay. Sau 7 ngày nếu quyết định đi tiêm phòng, cũng không còn hiệu quả phòng bệnh.

Trong mọi trường hợp, cần rửa vết thương với nước xà phòng, sau đó sát trùng bằng cồn i-ốt. Xử trí như vậy sẽ hạn chế được rất nhiều sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể.

Việc tiêm phòng phải cần thực hiện càng sớm càng tốt, hiệu quả nhất là trong vòng 24-48 giờ đầu, để càng lâu hiệu quả càng giảm và gần như không còn tác dụng nếu định tiêm sau 7 ngày bị cắn.

 Chúc bạn sức khỏe.

 

tuvansuckhoe24h.com.vn
18/05/2013

Các mục liên quan:

Nguồn: tuvansuckhoe24h.com.vn/hoi-dap/13749/Thua-bc-si-bc-cua-chu-vua-nhan-nui-1-con-mo-lon-lc-dau-n-rat-bn...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận