Hỏi đáp: Thưa bác sĩ, em năm nay 28 tuổi , em bị đau nhói bụng dưới ngang hông bên trái, lúc đau ấn vào sẽ đau hơn , cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn khi ...
Thưa bác sĩ, em năm nay 28 tuổi , em bị đau nhói bụng dưới ngang hông bên trái, lúc đau ấn vào sẽ đau hơn , cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn khi ...
Câu hỏi
Thưa bác sĩ, em năm nay 28 tuổi , em bị đau nhói bụng dưới ngang hông bên trái, lúc đau ấn vào sẽ đau hơn , cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn khi gần tới chu kỳ kinh nguyệt . Em đã đi khám nhưng bác sỹ bảo không sao, cách đây 2 năm em đã từng phá thai 1 lần, có phải do việc này mà đau như vậy không, em lo lắm bác sỹ cho em lời khuyên. Em cảm ơn bác sỹ.
Khi định bệnh đau bụng, bác sĩ thường dựa theo vị trí của chỗ đau, triệu chứng của cách đau, thời gian đau cũng như các triệu chứng phụ khác và để xác định bệnh bác sĩ có thể cần phải xét nghiệm hay siêu âm. Bác sĩ thường chia vùng bụng ra thành bốn vùng chiến thuật để định bệnh:
1. Ðau bụng phía trên phía trái - thường là đau dạ dày (bao tử), tụy tạng, thận trái và ruột:
- Ðau dạ dày (bao tử): thường là bệnh nhân cảm thấy đau xót xa giống như bị chà ớt, nóng bụng như phỏng lửa, hay thường cảm thấy đói, thường là đói đau nhiều hơn. Ăn vô giúp cho đỡ đau nhưng sau khi ăn cảm thấy đầy hơi sình bụng. Bệnh nhân có thể cảm thấy nhợn, đôi khi ói, thường là đau vào lúc đêm hay gần sáng. Họ có thể phải thức dậy để ăn cho bớt đau. Các đồ ăn như cà phê, trà, bạc hà, các chất chua cay có thể làm đau nhiều hơn. Muốn định bệnh này bác sĩ cần phải chụp hình bao tử, ruột với huỳnh quang (barium) hay nội soi (endoscopy). - Ðau tụy tạng (pancreas): gồm có sưng hay ung thư tụy tạng. Thường là đau dữ dội và liên tục cả mấy tiếng đồng hồ đôi khi cả ngày. Ðau thường là bên trái và đau thấu ra sau lưng. Bệnh nhân có thể bị ói mửa, ăn không được và bị đau hơn sau khi ăn. Ðịnh bệnh bằng thử máu hay chụp hình CT scan hay siêu âm (ultrasound). - Ðau thận trái: thường là bắt đầu đau từ phía sau lưng trái và lan ra phía trước bụng bên trái. Ðau thận thường là đau rất dữ dội. Bệnh nhân có thể khụy xuống, không đi được và đau thường kéo dài vài tiếng đồng hồ. Bệnh nhân thường đi tiểu ra máu hay nóng sốt nếu bị đau sạn thận hay nhiễm trùng thận.
2 . Ðau bụng phía dưới trái - thường là vì đau sưng ruột già, co thắt ruột già, đau đường tiểu; phái nữ thì còn thêm xoắn buồng trứng, đau buồng trứng, đau tử cung:
- Ruột già: gồm có bệnh co thắt ruột già hay còn gọi là rối loạn tiêu hóa, sưng màng ruột già (Diverticulitis, colitis) hay ung thư ruột già (colon cancer). Các bệnh đau ruột này rất trớ trêu không có một triệu chứng gì đặc biệt cả. Bệnh nhân bị đau quặn như đau đẻ cho tới sình hơi đầy bụng, ỉa chảy; đôi khi có các triệu chứng khác kèm theo như đi cầu ra máu, nóng sốt, phân bị thay đổi nhỏ đi. - Ðau đường tiểu/Bọng đái: do nhiễm trùng đường tiểu hay sạn. Khi đau thường đau buốt cả vùng bọng đái tức giữa bụng phía dưới rốn. Bệnh nhân thường bị buốt khi đi tiểu, mót tiểu và đái dắt, đi tiểu ra máu. Bệnh này thường được định bệnh bằng cách thử nghiệm nước tiểu. Ðôi khi cần siêu âm thận và đường tiểu. - Buồng trứng: trứng rụng và bị xoắn lại hoặc bị bọc nước buồng trứng (Ovarian cyst) thường làm đau quặn và đau cấp kỳ. Bướu tử cung (uterus fibroid) và sưng màng tử cung (endometriosis) thì thường là đau đầy bụng, khó chịu và có thể đau lâu dài hơn và thường đau thay đổi có thể theo kinh nguyệt. Ung thư buồng trứng cũng là cho đau bụng dưới.
Bạn có thể dựa vào vào các biểu hiện của bệnh để nhận định và đi khám kỹ lại tình trạng của mình. Nếu là các cơn đau bụng liên quan đến chu kì kinh nguyệt bạn có thể sử dụng Phụ Lạc Cao để điều trị. Đây là sản phẩm hỗ trợ điều trị lạc nội mạc tử cung và các chứng đau do kinh nguyệt gây lên.