Hỏi đáp: Thưa bác sỹ, tôi năm nay 65 tuổi, bị chứng cao huyết áp, thường thấy tức ngực, khó thở, đi điện tim thì cho kết quả là bị thiểu năng mạch vành. Vậy thiể...
Thưa bác sỹ, tôi năm nay 65 tuổi, bị chứng cao huyết áp, thường thấy tức ngực, khó thở, đi điện tim thì cho kết quả là bị thiểu năng mạch vành. Vậy thiể...
Câu hỏi
Thưa bác sỹ, tôi năm nay 65 tuổi, bị chứng cao huyết áp, thường thấy tức ngực, khó thở, đi điện tim thì cho kết quả là bị thiểu năng mạch vành. Vậy thiểu năng mạch vành là gì? có nguy hiểm lắm không? cách điều trị? Xin cảm ơn.
Chào bạn Có nhiều nguyên nhân gây thiểu năng mạch vành, nhưng đa số vẫn là do sự tạo thành các mảng xơ vữa bám vào bên trong thành mạch, to dần lên và lấp kín lòng mạch (giống như những chất cặn, rác rưởi làm hẹp dần ống dẫn nước): bệnh lý này gọi là xơ vữa động mạch. Triệu chứng đặc hiệu nhất của thiểu năng vành là cơn đau thắt ngực. Đặc điểm của cơn đau này là: - Xảy ra khi gắng sức: làm việc nặng, leo cầu thang, đi bộ xa, căng thẳng, sơ hãi, bị lạnh đột ngột... - Cảm giác đau ngay giữa ngực hay lệch sang trái, ranh giới vùng bị đau không rõ ràng, có khi chỉ cảm giác “nặng nặng”, “ran ran” chứ không thật sự đau. Thời gian cơn đau kéo dài tối thiểu là 3 – 4 phút. - Đau sẽ giảm dần khi nghỉ ngơi, hoặc khi dùng thuốc dãn mạch vành. Khi đã chẩn đoán bạn bị bệnh thiểu năng vành rồi, thì việc điều trị là bắt buộc và thời gian điều trị thường lâu dài. Điều trị bao gồm các bước sau: - Thay đổi cách sinh hoạt, chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi (giảm ăn mỡ, bỏ thuốc lá, bỏ rượu, tập thể dục,...) - Điều trị các bệnh có liên quan như tăng huyết áp, tiểu đường, tăng mỡ máu... - Uống thuốc chữa thiểu năng vành: gồm nhiều loại thuốc phối hợp. Việc dùng các thuốc điều trị thiểu năng vành đòi hỏi chuyên môn về bệnh tim mạch, nên bệnh nhân cần đi khám bác sĩ tim mạch định kỳ để được kê toa, không nên tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi liều thuốc. - Nếu triệu chứng đau ngực hay suy tim vẫn không cải thiện dù đã điều trị nội khoa đầy đủ, bác sĩ sẽ chụp hình động mạch vành để tìm xem có chỗ nào bị hẹp nặng không, nếu có thì cần phải dùng dụng cụ để nong cho lòng mạch máu rộng ra và đặt vào chỗ hẹp đó một giá đỡ (STENT) để phòng ngừa bị hẹp lại sau này. Còn cách dự phòng bệnh mạch vành - Nếu có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tăng mỡ trong máu thì phải điều trị thật tốt. - Tập thể dục đều đặn để duy trì cân nặng lý tưởng, tránh bị béo phì. - Phải tuyệt đối bỏ hút thuốc lá. - Hạn chế dùng các chất có cồn (rượu, bia). - Hạn chế lối sống tĩnh tại, ít vận động. Giảm bớt sự căng thẳng, lo âu, tập sống lạc quan, yêu đời. Chúc bạn mau khỏi bệnh