Hỏi đáp: Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã trong việc xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thương mại

Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã trong việc xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thương mại
Admin Portal
Pháp luật

Trả lời

Để giải quyết tình huống này, cần vận dụng các quy định pháp luật về các hình thức khuyến mại trong Luật Thương mại năm 2005 cùng với những quy định pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết các công việc của UBND cấp xã và Chủ tịch UBND xã trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
Thứ nhất, Công ty TNHH Thành Nam có quyền tổ chức hoạt động khuyến mại và hoạt động khuyến mại có hợp pháp hay không? Theo quy định của Điều 91 Luật Thương mại năm 2005, thương nhân Việt Nam (cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện các hình thức khuyến mại đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi kinh doanh. Do đó, Công ty TNHH Thành Nam được quyền tổ chức hoạt động khuyến mại. Tuy nhiên, khi thực hiện các hình thức khuyến mại phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Căn cứ điểm a khoản 7 Điều 29 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, thì việc Công ty TNHH Thành Nam tổ chức khuyến mại không báo cáo với cơ quan quản lý có thẩm quyền (Sở Thương mại) là vi phạm pháp luật.
Thứ hai, việc xử phạt hành vi vi phạm hành chính của Công ty TNHH Thành Nam tổ chức khuyến mại không báo cáo với Sở Thương mại có thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã không? Căn cứ điểm a khoản 7 Điều 29 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP, thì mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi tổ chức khuyến mại mà không thông báo đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Do đó, theo Điều 28 và khoản 2 Điều 29 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, được sửa đổi bổ sung tại khoản 4 và 5 Điều 1 Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12 sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, hành vi vi phạm này thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện.
Thứ ba, việc Công ty TNHH Thành Nam dùng thuốc lá để khuyến mại có vi phạm pháp luật không và nếu có thì thuộc thẩm quyền xử lý của cấp nào? Căn cứ vào điểm d khoản 8 Điều 29 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP thì việc sử dụng thuốc lá để khuyến mại là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại và phải bị xử phạt với mức từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Căn cứ vào khoản 2 Điều 29 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, được sửa đổi bổ sung tại khoản 4 và 5 Điều 1 Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12, việc xử phạt hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện.
Thứ tư, cách giải quyết vụ việc của Chủ tịch UBND xã B trong phạm vi thẩm quyền, trách nhiệm của mình là làm thủ tục chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cho Chủ tịch UBND huyện giải quyết theo thẩm quyền. 

 

Các văn bản liên quan:

Pháp lệnh 04/2008/PL-UBTVQH12 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính

Pháp lệnh 44/2002/PL-UBTVQH10 Xử lý vi phạm hành chính

Nghị định 06/2008/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại

Luật 36/2005/QH11 Thương mại

Admin Portal
02/11/2014

Nguồn: www.moj.gov.vn/hoidappl/Lists/DanhSachCauHoi/View_Detail.aspx?ItemID=3028


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận