Chồng tôi là bệnh binh hạng nhất đã nghỉ hưởng chế độ mất sức. Năm 1995 có hướng dẫn làm thủ tục thanh toán tiền huân huy chương kháng chiến. Đến tháng 10 năm 1997 chồng tôi có được hưởng trợ cấp kháng chiến là 24.000 đ/tháng được cài vào lương, nhưng mới hưởng trợ cấp kháng chiến được 02 tháng đến tháng 01/1999 thì chết. Vậy gia đình tôi có tiếp tục được lĩnh tiền trợ cấp không?
Căn cứ điều 20 Nghị định 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng quy định:
1. Khi bệnh binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; thân nhân bệnh binh được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp mà bệnh binh được hưởng trước khi chết.
2. Bệnh binh suy giảm khả nặng lao động do bệnh tật từ 61% trở lên chết thì thân nhân được trợ cấp tiền tuất như sau:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng bệnh binh khi đến tuổi 60 trở lên đối với nam, 55 trở lên đối với nữ; con bệnh binh từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con bệnh binh bị tàn tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.
b) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng bệnh binh khi đến tuổi 60 trở lên đối với nam, 55 trở lên đối với nữ, sống cô đơn không nơi nương tựa; con bệnh binh mồ côi từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con bệnh binh mồ côi bị tàn tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng”.
Theo quy định nêu trên chồng bà là bệnh binh bị chết, bà được hưởng mai táng phí và được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp mà chồng bà được hưởng trước khi mất (đã bao gồm cả tiền trợ cấp kháng chiến)