Hỏi đáp: Xin chào bác sĩ. Em có 1 vài điều thắc mắc liên quan đến kinh nguyệt, mong các bác sĩ giải đáp dùm, em xin cảm ơn.rnEm có kinh ng&a...

Xin chào bác sĩ. Em có 1 vài điều thắc mắc liên quan đến kinh nguyệt, mong các bác sĩ giải đáp dùm, em xin cảm ơn.rnEm có kinh ng&a...

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ. Em có 1 vài điều thắc mắc liên quan đến kinh nguyệt, mong các bác sĩ giải đáp dùm, em xin cảm ơn.rnEm có kinh ngày thứ 2, đến ngày thứ 3 và thứ 4 thì ra rất nhiều, mỗi ngày em phải sử dụng khoảng 4 đến 5 miếng băng vệ sinh, nhưng đến ngày thứ 5 thì nó ra rất ít và kéo dài suốt 1 tuần lễ. Vấn đề này chỉ xảy ra đối với em trong vài tháng gần đây thôi. Lúc trước thì em có dùng thuốc tránh thai hàng ngày cho đến khi em bị rối loạn nội tiết  (bác sĩ khám) thì em không dùng thuốc nữa và lúc đó là em bị tình trạng như em vừa trình bày ở trên. Cho em hỏi là em có bị bệnh gì hay không? Em xin chân thành cảm ơn.
Lê Lan
Sức khỏe

Trả lời

 

Chào bạn.

Rong kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 10 ngày và lượng máu mất đi có thể vượt quá 80ml mỗi chu kỳ kinh nguyệt (bình thường: 40 – 60ml/ chu kỳ).

Rong kinh được chia làm hai loại: thực thể và cơ năng.

• Rong kinh thực thể là hành kinh kéo dài do có nguyên nhân thực thể tổn thương ở tử cung như cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng (có hay không rụng trứng, u tế bào hạt), liên quan đến thai, bệnh lý toàn thân (rối loạn đông máu, bệnh bướu giáp)…

• Ngược lại, trong rong kinh cơ năng,  nguyên nhân chính thường do rối loạn nội tiết. Rong kinh cơ năng thường hay gặp nhất ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ hoạt động sinh sản, tức là thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh của phụ nữ. Trong độ tuổi sinh sản, rất ít khi có rong kinh cơ năng.

Hai tình trạng sau đây được xem là nguyên nhân gây ra 80% trường hợp rong kinh:

Rối loạn kích thích tố: Ở người bình thường, có sự thăng bằng giữa hai kích thích tố nữ estrogen và progesterone, giúp cho việc rụng trứng, tạo màng dày trong nội mạc tử cung và hành kinh diễn ra bình thường. Nếu vì một lý do nào đó, sự thăng bằng này bị xáo trộn, màng tử cung sẽ dày lên quá độ và khi tróc ra tạo nên kinh nguyệt quá nhiều. Tình trạng mất thăng bằng này xảy ra nhiều nhất ở nữ giới tuổi dậy thì, có kinh lần đầu tiên và phụ nữ gần đến tuổi mãn kinh. Một vài bệnh cũng gây ra sự xáo trộn thăng bằng này như bệnh suy tuyến giáp trạng… Việc lạm dụng hormone cũng có thể gây ra tình trạng trên.

Bướu sợi tử cung: Thường xảy ra ở độ tuổi mang thai và gây nên tình trạng rong kinh nếu bướu sợi tử cung ở vị trí dưới niêm mạc.

Bên cạnh đó, rong kinh còn có một số nguyên nhân khác: bị polyps (có thể từ nội mạc tử cung hay từ kinh cổ tử cung), bướu nước (cyst) buồng trứng, buồng trứng bị rối loạn không làm ra trứng và rụng trứng được, đặt vòng tránh thai, mang thai bị biến chứng, ung thư, uống thuốc ngừa thai không đúng cách…

Triệu chứng thường thấy ở người bị rong kinh là kinh nguyệt kéo dài hơn 10 ngày, có thể ra huyết nhiều hoặc ít khiến người bệnh không thể làm việc được, bị đau bụng dưới, luôn có cảm giác mệt mỏi, hơi thở ngắn và hay thở dốc, có những triệu chứng của bệnh thiếu máu nếu rong kinh kèm theo cường kinh trong thời gian dài.

Rong kinh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe: tình trạng mất máu kéo dài dẫn đến cơ thể thiếu máu, mệt mỏi. Môi trường âm đạo ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển, dễ viêm nhiễm phụ khoa.

Khả năng của bạn có thể bị rối loạn nội tiết tạm thời sau khi dừng thuốc tránh thai hàng ngày, tình trạng này sẽ ổn định dần lại khi các tác động của thuốc không còn trong cơ thể. Song bạn vẫn nên đi khám tổng quát phụ khoa để loại bỏ những nguyên nhân gây bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.

Chúc bạn sức khỏe. 

tuvansuckhoe24h.com.vn
01/05/2013

Các mục liên quan:

Nguồn: tuvansuckhoe24h.com.vn/hoi-dap/13281/Xin-cho-bc-si-Em-c-1-vi-dieu-thac-mac-lin-quan-den-kinh-nguyet-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận