cháu muốn được tư vấn về bệnh mụn cơm, cháu có vài cái mụn cơm nhưng đã đi đốt nhiều lần nhưng vẫn bị mọc lên ở chỗ khác , cháu muốn được ...
Câu hỏi
cháu muốn được tư vấn về bệnh mụn cơm, cháu có vài cái mụn cơm nhưng đã đi đốt nhiều lần nhưng vẫn bị mọc lên ở chỗ khác , cháu muốn được tư vấn xem có loại thuốc nào bôi trực tiếp vào mụn để nó bay mất hoặc cách chữa khác để cháu có thể tự làm được không.
Mụn cơm là những nốt sần nhỏ, mềm, có màu da, màu trắng, hồng hoặc nâu, sờ có cảm giác thô ráp. Mụn cơm có thể xuất hiện đơn độc hoặc thành đám, thường có một hoặc nhiều chấm nhỏ li ti màu đen đôi khi được gọi là hạt mụn cơm, nhưng thực ra là những mao mạch bị huyết khối. Mụn thường không đau và hay gặp nhất ở thanh thiếu niên. Mụn cơm xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với papillomavirus người (HPV). Bệnh lây từ người sang người do chạm vào khăn hoặc các vật dụng khác mà người nhiễm virus đã dùng. Tuy nhiên không phải ai tiếp xúc với HPV đều sẽ bị mụn cơm, vì mỗi người có đáp ứng miễn dịch khác nhau. Một số loại mụn cơm – như mụn cơm sinh dục khá dễ lây, song khả năng bị lây mụn cơm thông thường từ người khác là rất ít. Mụn cơm thường không cần điều trị, song ở một số người bệnh có thể cần điều trị vì mục đích thẩm mỹ hoặc để ngăn ngừa bệnh lây lan. Thuốc điều trị thông thường là acid salicylic. Một số biện pháp điều trị như phương pháp áp lạnh, canthridin, vi phẩu, phẫu thuật laser…Bạn không nên kì cọ, chải, kẹp hoặc cạo râu ở vùng có mụn cơm, không dùng giũa hoặc bấm móng tay giữa chỗ có mụn cơm và móng lành, hông cắn móng tay, không châm chích vào mụn cơm vì có thể làm lây lan virus, luôn giữ tay sạch và khô, rửa sạch tay sau khi sờ vào mụn cơm…