Hỏi đáp: mẹ tôi năm nay 61 tuổi. có bệnh tiểu đường khoãng 10 năm.hiện nay chân bà đi đứng rất chậm.ngồi hoặc nằm đứng lên rất khó.phải mất khoãng 15 đến 20...

mẹ tôi năm nay 61 tuổi. có bệnh tiểu đường khoãng 10 năm.hiện nay chân bà đi đứng rất chậm.ngồi hoặc nằm đứng lên rất khó.phải mất khoãng 15 đến 20...

Câu hỏi

mẹ tôi năm nay 61 tuổi. có bệnh tiểu đường khoãng 10 năm.hiện nay chân bà đi đứng rất chậm.ngồi hoặc nằm đứng lên rất khó.phải mất khoãng 15 đến 20 phút mói đứng lên đc.bàn chân ngày nào cũng sưng hum húp.xin hỏi bs có phải mẹ tối mắc bệnh thoái hóa khớp ko? và phải điều trị như thế nào? có cơ hội đi đứng bình thường trở lại ko thưa bác sỉ?và phải điều trị ở đâu thuộc chuyên khoa nào thưa bác?
Thái Thị Thu Hà
Sức khỏe

Trả lời

Chào bạn,

Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường hay bệnh dư đường. Đây là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Bệnh tiểu đường có thể phòng ngừa và điều trị. Nhưng những biến chứng của bệnh tiểu đường là cực kỳ nguy hiểm:

- Tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

- Thận: đạm trong nước tiểu, suy thận. - Mắt: đục thủy tinh thể, mù mắt. - Thần kinh: dị cảm, tê tay chân.

- Nhiễm trùng: da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân…

- Tử vong. Trường hợp của mẹ bạn là do bị mất cảm giác do các dây thần kinh ở đây bị tổn thương, có người chỉ biết mình bị loét chân khi mủ chảy ra giày dép, vì vậy để tránh bị biến chứng viêm loét người bệnh cần thực hiện tốt những yêu cầu sau: Luôn mang giày: Người bị tiểu đường tuyệt đối không nên đi chân đất, để tránh dẫm phải vật nhọn gây thương tích. Giày phải có đế vững vàng, độ đàn hồi tốt, mềm mại, không nên đi giày cao gót. Mang giày chỉ trong vòng 4-5 giờ phải bỏ ra để cho chân thoáng. Nên mang giày vừa chân, tránh bó hẹp, nếu cần thiết phải đóng loại giày dùng riêng. Đi giày phải có tất, phải là loại tất mềm, bằng cotton hay sợi len, giúp tạo thêm một lớp đệm êm giữa giày và bàn chân, tránh va chạm tạo ra vết thương gây nhiễm khuẩn. Cần thay tất thường xuyên, nhất là khi chân ra nhiều mồ hôi. Luôn giữ vùng da bàn chân sạch sẽ, nên rửa chân bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn để tránh bị nhiễm khuẩn, không nên ngâm chân trong nước kể cả nước nóng và nước lạnh vì sẽ làm cho da trở nên mềm dễ trầy xước. Nếu chân bị khô nẻ nên dùng thuốc dưỡng ẩm da. Không nên cắt móng chân quá sát ngón chân mà nên giũa từ từ; không giật, dứt các xước móng rô hoặc phần da thừa ở chân; không hơ chân vào lửa, chườm nóng. Đồng thời anh nên đưa mẹ tới bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời nhé.

Chúc mẹ anh sớm hồi phục!

tuvansuckhoe24h.com.vn
27/05/2013

Các mục liên quan:

Nguồn: tuvansuckhoe24h.com.vn/hoi-dap/13963/me-ti-nam-nay-61-tuoi-c-benh-tieu-duong-khong-10-namhien-nay-ch...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận