Người tìm việc Trưởng phòng hành chính - nhân sự Trần Đăng Đôn

Họ tên: Trần Đăng Đôn

Giới tính: Nam

Ngày sinh: 20/05/1977

Mục tiêu nghề nghiệp

Mong muốn làm việc ở vị trí năng động, nhiều trọng trách và thử thách trong lĩnh vực điều hành, đồng thời tận dụng được kiến thức chuyên môn .

Hình thức làm việc: Toàn thời gian cố định

Cấp bậc mong muốn: Trưởng/Phó phòng

Vị trí mong muốn: Trưởng phòng hành chính - nhân sự

Các kỹ năng

Kỹ năng về điều hành hoạt động sản xuất: Có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc ở các vị trí khác nhau đã giúp cho tôi có được kỹ năng và kinh nghiệm quí quản lý, điều hành mọi hoạt động của nhà máy.
-Có năng lực và kỹ năng quản lý sản xuất : Giao mục tiêu, xác lập kế hoạch sản xuất, kỹ năng thống kê và phân tích, đưa ra những cách thức thực hiện mà hệ thống sản xuất hiệu quả hơn.
-Có năng lực xây dựng và triển khai hệ thống quản lý thiết bị toàn diện TPM (là công cụ quản lý thiết bị được áp dụng rất thành công ở Nhật Bản).
-Có hiểu biết sâu rộng, có kỹ năng triển khai và năng lực áp dụng thực hiện về ISO 9001-2008 và GMP, 5S, KAIZen
- Kinh nghiệm trong việc xây dựng và quản lý có hệ thống nhà máy sản xuất qui mô trên 500 lao động.
- Phân tích số liệu, đánh giá, tổng hợp tình hình hoạt động của nhà máy.
- Kỹ năng về kiểm soát an toàn lao động, an toàn cháy nổ ở nhà máy.
- Kỹ năng về xử lý sự cố sản xuất.
- Kính nghiệm làm việc nhóm
- Hiểu biết về Pháp luật liên quan đến các quan hệ sử dụng lao động.
- Có kiến thức về tâm lý học và hành vi con người.
- Khả năng giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục tốt.
- Kỹ năng đàm phán, giải quyết xung đột.
- Khả năng đánh giá và nhìn nhận con người.
- Có kiến thức , kỹ năng về quản lý, lãnh đạo.
- Kỹ năng làm việc độc lập, sáng tạo, giải quyết vấn đề và ra quyết định.
- Khả năng làm việc dưới áp lực cao.

Kinh nghiệm

Tôi đã từng đảm nhiệm các chức vụ :
I. Từ tháng 01/2013 đến nay - Chức vụ : Giám đốc Nhà máy
II. Từ tháng 02/2009 đến THÁNG 01/2013 .
- Chức vụ : Giám đốc Hành chính-Nhân Sự : ( 04 năm )
III. Từ tháng 2/2002 đến tháng 12/2008, giữ chức vụ Trưởng Ca sản xuất, và Trưởng Xưởng, Giám đốc Phụ trách sản xuất (Tổng Giám sát sản xuất): ( 06 năm ).
C . CÁC CÔNG VIỆC CỤ THỂ:
C1.CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH –NHÂN SỰ TẬP ĐOÀN .
1. Hoạch định và triển khai chiến lược nhân sự phù hợp yêu cầu Công ty
2. Soạn thảo, tham mưu cho Ban TGĐ các quy định, chính sách về Nhân sự
3. Tác nghiệp trực tiếp đến công tác Nghiệp vụ Hành chính – Nhân sự (Tiền lượng, BHXH, các chế độ liên quan đến người lao động.
4. Đề xuất thực hiện các vấn đề liên quan đến việc thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực
5. Quản lý và điều hành, phân công công việc cho NV Phòng Hành chính - Nhân sự các Nhà máy
6. Nắm vững và vận dụng tốt Luật lao động, Luật BHXH, BHYT, BHTN trong quản trị nhân sự
7. Hiểu biết về thiết lập cơ cấu tổ chức, thiết kế công việc;
8. Hiểu biết về công tác tuyển dụng: phỏng vấn, đánh giá...
9. Hiểu biết về công tác đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo
10. Hiểu biết về công tác tiền lương, BHXH...ATLĐ, MT, Hệ thống đánh giá nhà máy theo tiêu chuẩn BSCI…
C2. CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH & QUẢN LÝ NHÀ MÁY.
I. Quản lý nhân sự tại Nhà máy sản xuất:
1. Lập sơ đồ tổ chức, phân công nhân sự và lập bản mô tả công việc cho các cấp quản lý và các bộ phận ở nhà máy.
2. Tuyển dụng, hướng dẫn công việc, chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng làm việc với nhân viên .
3. Giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch làm việc của nhân viên cấp dưới. Hỗ trợ giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình làm việc của nhân viên cấp dưới.
4. Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên cấp dưới.
5.Thiết kế các mẫu biểu về quản trị nhân sự (biểu mẫu báo cáo làm việc; biểu mẫu chấm công, biểu mẫu theo dõi phát sinh nhân sự; biểu mẫu tính lương; biểu theo dõi mức độ hoàn thành công việc ..
II . Quản lý máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng:
1. Phân định vị trí đặt máy, thiết bị và các khu vực chức năng khác trong nhà máy .
2. Sắp xếp vật tư nguyên liệu theo 5S. Cập nhật hệ thống số liệu vật tư nguyên liệu Xuất - Nhập - Tồn hàng ngày và thực hiện kiểm kê kho định kỳ hàng tháng.
3. Lập kế hoạch bảo trì, sửa chữa máy và thiết bị theo định kỳ hoặc khi phát sinh.
4.Lập hồ sơ theo dõi quá trình bảo trì, sửa chữa của máy và thiết bị.
5.Theo dõi, báo cáo tình hình phát sinh của máy và thiết bị và có kế hoạch khắc phục.
III. Quản lý sản xuất:
1.Chuẩn hóa các hoạt động của nhà máy theo hệ thống các qui trình từ nguồn nguyên vật liệu đầu vào, quá trình sản xuất và sản phẩm xuất kho.
2.Xây dựng các hướng dẫn vận hành máy và thiết bị. Xây dựng các hướng dẫn thao tác thực hiện công việc ở mỗi công đoạn sản xuất.
3.Giám sát việc thực hiện theo hệ thống các qui trình, hướng dẫn. Tiếp nhận các phát sinh và đưa ra những giải pháp cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
4.Quản lý định mức nguyên vật liệu, năng lượng phục vụ sản xuất. Đặt ra giới hạn hao hụt để làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và kịp thời chấn chỉnh cũng như giải quyết các phát sinh trong quá trình sản xuất.
IV.Công tác điều độ sản xuất:
1. Lập các kế hoạch sản xuất và dự báo sản xuất theo năm/quí/tháng/tuần. (Kế hoạch sản lượng; kế hoạch nguyên vật liệu và bao bì; kế hoạch bảo trì máy và thiết bị; kế hoạch mua vật tư dự phòng).
2.Tổ chức kiểm tra, kiểm soát chất lượng các nguyên vật liệu đầu vào, trong quá trình lưu trữ ở kho và trong quá trình sản xuất.
3.Cân đối việc Xuất - Nhập - Tồn vật tư nguyên liệu. Xây dựng và thực hiện các qui định về định mức tồn kho an toàn.
4.Thiết kế các biểu mẫu Excel theo dõi và quản lý điều hành sản xuất.
V.Quản lý hệ thống chất lượng:
1.Thực hiện các công việc điều hành ban ISO công ty:
2. Chủ trì các cuộc họp xem xét lãnh đạo về chất lượng hàng năm nhằm duy trì tính thực thi và tính hiệu lực của hệ thống quản lý trong toàn công ty.
3.Xem xét và trình phê duyệt sự thay đổi các qui trình, hướng dẫn, tiêu chuẩn trong công ty.
4. Ký duyệt các báo cáo không phù hợp và phê duyệt thực hiện các hành động khắc phục phòng ngừa.
5. Thực hiện triển khai các cuộc đánh giá nội bộ nhắm thẩm định tính thực thi và tính hiệu lực của hệ thống quản lý trong công ty.
6. Xem xét các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm và giải quyết khiếu nại khách hàng .
7. Xem xét và ra quyết định liên quan đến sản xuất và lưu thông sản phẩm.
8. Xem xét và ra các quyết định liên quan đến các yếu tố đầu vào đảm bảo đáp ứng đủ các nguồn lực phụ vụ hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty.
9. Đại diện công ty thực hiện các công tác đối ngoại liên quan đến mảng chất lượng.
VI.Các công việc khác:
1. Giao mục tiêu sản xuất (sản lượng, định mức sử dụng vật tư/nguyên liệu/năng lượng/nhân công, chất lượng, giá thành) cho nhân viên cấp dưới.
2. Duyệt kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, kế hoạch tồn kho, kế hoạch bảo trì máy và thiết bị, kế hoạch thực hiện định mức vật tư/ nguyên liệu /năng lượng theo định kỳ (năm, quí và tháng).
3. Nhận báo cáo chi tiết và tổng hợp tình hình sản xuất và chất lượng ngày/tuần/tháng/quí và năm.
4. Phê duyệt về chủ trương các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất ngoài kế hoạch đã duyệt. Phê duyệt các giải pháp kỹ thuật,các cải tiến, các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất.
5.Xem xét và đánh giá mức độ hoàn thành của các cán bộ, nhân viên và cả cả khối sản xuất theo mục tiêu, nhiệm vụ đã giao.

Các bằng cấp/ chứng chỉ khác

Lý luận Nghiệp vụ công đoàn

Trình độ tin học: Tin học văn phòng

Tốt nghiệp tại trường: Đại học Công Đoàn

Tốt nghiệp năm: 2001 (Trung bình khá)

Ngành học: Quản trị Kinh doanh

Trình độ học vấn: Đại học

Địa điểm làm việc: Hà Nội
Hải Phòng
Bắc Giang...

Mức lương: Thỏa thuận

Số năm kinh nghiệm: Hơn 5 năm

Tuổi: 38

Ngành nghề: Nhân sự

Tình trạng hôn nhân: Đã kết hôn

Ngày làm mới: 27/01/2014


Nguồn: hn.vieclam.24h.com.vn/nha-tuyen-dung/nhan-su/truong-phong-hanh-chinh-nhan-su-c59p0id2426096.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận