Sách PDF: Điều tra xác định thành phần sâu hại bộ cánh vẩy và nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu cuốn lá (Olethreutes leucaspis Meyrick) trên cây vải thiều tại Nông trường Hà Trung - T.X Bỉm Sơn, Thanh Hoá

Điều tra xác định thành phần sâu hại bộ cánh vẩy và nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu cuốn lá (Olethreutes leucaspis Meyrick) trên cây vải thiều tại Nông trường Hà Trung - T.X Bỉm Sơn, Thanh Hoá
Microsoft Word
102

Giới thiệu tóm tắt

Cây vải có tên khoa học là Litchi sinensis Sonn, thuộc họ bồ hòn Sapindaceae, có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc, Việt Nam, bán đảo Mãlai. Ngày nay cây vải được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới nhất là ở các nước châu Á. Ở nước ta cây vải là cây ăn quả được trồng phổ biến, đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc và trung du miền Trung như: Vải Lục Ngạn - Bắc Giang, Chí linh - Hải Dương, Mê Linh - Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Cao Bằng… Là loài cây có giá trị kinh tế lớn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài giá trị về kinh tế, dinh dưỡng cây vải còn là cây sinh thái có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi chọc, tránh rửa trôi, xói mòn. Góp phần làm trong sạch môi trường, làm đa dạng nguồn tài nguyên. Từ giá trị to lớn đó cây vải đã là nguồn sống của nhiều nhà, nhiều người dân, cuộc sống nhân dân vì thế càng được cải thiện, nâng cao. Tuy nhiên do cây vải là cây ưa sống ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, sâu bệnh phát sinh, phát triển nhiều. Lại là cây lưu niên có thời gian sinh trưởng, phát triển rất dài nên đây chính là môi trường sống lý tưởng cung cấp nguồn dinh dưỡng, thức ăn cho các loài sâu bệnh. Các loài sâu bệnh phát triển đã lấy đi từ cây rất nhiều nguồn dinh dưỡng, phá hại cây làm giảm năng suất, phẩm chất rất nghiêm trọng. Đặc biệt sâu phá hại mạnh vào mùa lộc non, ra hoa, kết trái, làm cho hoa không đậu quả, quả non giảm nhiều… gây thất thu cho người dân. Một trong những loài sâu hại trên cây ăn quả mà tôi tiến hành nghiên cứu đó là loài sâu cuốn lá vải (Olethreutes leucaspis Meyrick). Từ thực tiễn nghiên cứu tôi muốn tìm hiểu sự phát sinh gây hại của chúng cũng như phương thức, cách gây hại… Nghiên cứu xem đặc điểm sinh học, sinh thái, vòng đời… để từ đó có được những biện pháp tác động thích đáng. Với mong muốn nhỏ nhoi là đảm bảo được năng suất cũng như phẩm chất vải góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: " Điều tra xác định thành phần sâu hại bộ cánh vẩy và nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu cuốn lá (Olethreutes leucaspis Meyrick) trên cây vải thiều tại Nông trường Hà Trung - T.X Bỉm Sơn, Thanh Hoá".

Nguồn: docs.4share.vn/docs/14373/Dieu_tra_xac_dinh_thanh_phan_sau_hai_bo_canh_vay_va_nghien_cuu_dac_diem_si...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận