Sách PDF: Lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái

Lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái
Microsoft Word
87

Giới thiệu tóm tắt

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển mình phát triển và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, đặc biệt sau khi gia nhâp WTO vào năm 2006. Với chiến lược phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước ta đã xác định phải tạo dựng một nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, một vị thế chắc chắn trước khi vươn xa ra trường quốc tế, hòa nhập nhưng không hòa tan. Tuy nhiên, quá trình mở rộng nền kinh tế đã và đang tạo ra nhiều áp lực lớn lên hệ thống tài chính - tiền tệ. Điều này đòi hỏi phải cải cách cơ chế, chính sách điều hành nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững, giảm thâm hụt thương mại, kiềm chế lạm phát, và hấp thụ dòng vốn đầu tư nước ngoài hiệu quả. Cơ chế tỷ giá hối đoái từ lâu đã được coi là một trong những công cụ quan trọng nhất của việc điều hành chính sách tiền tệ. Đối với các quốc gia đang phát triển, cơ chế tỷ giá chính là biến số trọng yếu để ổn định tình hình kinh tế bởi tác động của nó đã vượt ra ngoài khuôn khổ thương mại và đầu tư thuần túy, lan tỏa đến cả hệ thống tiền tệ, đến toàn bộ nền kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính. Hơn thế nữa, tỷ giá hối đoái cũng góp phần là nguyên nhân các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu. Mục tiêu căn bản của cơ chế tỷ giá là hạn chế những tiêu cực từ bên ngoài và hỗ trợ cho các hoạt động thương mại nhằm tối thiểu hóa và phòng ngừa các rủi ro cho nền kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập và chịu tác động đa chiều hiện nay, đặc biệt khi phải đối mặt với các khủng hoảng tài chính - tiền tệ, chính sách neo tỷ giá có điều chỉnh của Việt Nam dù đã có nhiều thành tựu trong quá khứ nhưng lại đang tỏ ra ngày càng thiếu phù hợp trong tương lai khi nền kinh tế có độ mở cao. Ngoài ra, các luồng vốn chu chuyển ngày càng biến động mạnh mẽ, sự phát triển đa dạng của các tổ chức tài chính và công cụ tài chính khiến cho các chính sách quản lý tỷ giá trở nên phức tạp và khó kiểm soát. Một cơ chế tỷ giá được điều chỉnh hợp lý, linh hoạt là yếu tố hết sức quan trọng trong thời điểm hiện nay, nhằm giúp kiểm soát lạm phát, kiềm chế tình trạng đô la hóa, duy trì khả năng cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài "Lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phục hồi kinh tế của Việt Nam" với mục tiêu đánh giá thực trạng hiệu quả áp dụng cơ chế, cơ chế tỷ giá hiện nay, đặc biệt trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng và đề xuất khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách trong thời gian tới.

Nguồn: docs.4share.vn/docs/34252/Lu_a_cho_n_co_che_ty_gia_ho_i_doa_i.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận