Sách PDF: Tăng cường hạn chế gian lận thuế qua ĐGCN tại các doanh nghiệp FDI

Tăng cường hạn chế gian lận thuế qua ĐGCN tại các doanh nghiệp FDI
Microsoft Word
82

Giới thiệu tóm tắt

Trong xu thế chung của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã và đang chủ động mở cửa nền kinh tế, tham gia và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong quá trình này, Việt Nam đã thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp của các công ty đa quốc gia (MNC). Đến nay, các dự án đầu tư FDI đã được thực hiện ở 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm như: TP. HCM , Đồng Nai, Hà Nội... Trong đó, TP. HCM, với các lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, luôn là địa phương đi đầu trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Cùng với dòng chảy vốn FDI, sự hiện diện ngày càng nhiều các doanh nghiệp FDI đã góp phần giúp TP. HCM đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nhân lực... Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, trong khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trong cả nước nói chung và TP. HCM nói riêng, vẫn luôn tồn tại các hiện tượng tiêu cực. Trong đó phổ biến là việc các doanh nghiệp FDI lợi dụng những bất cập trong chính sách thuế và công tác quản lý thuế để thực hiện hành vi gian lận thuế. Các hành vi gian lận thuế của doanh nghiệp FDI được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng mức độ tinh vi và phức tạp nhất phải kể đến là hành vi gian lận thuế qua ĐGCN. Những doanh nghiệp FDI sử dụng hình thức gian lận thuế này thường có kết quả kinh doanh thua lỗ nhiều năm liên tiếp, thậm chí hàng chục năm. Trong khi đó các doanh nghiệp đó lại liên tục mở rộng về quy mô đầu tư sản xuất. Tình trạng các doanh nghiệp FDI khai lỗ diễn ra tại nhiều tỉnh thành đã làm cho chính phủ, cơ quan thuế, các cơ quan quản lý khu vực vốn đầu tư nước ngoài cần phải nhìn nhận và xem xét vấn đề một cách đúng mức. Vấn đề này tại các doanh nghiệp FDI đang là vấn đề được các đại biểu quốc hội chất vấn sôi nổi trong nhiều kỳ họp quốc hội gần đây. Trong kỳ họp quốc hội ngày 05 tháng 10 năm 2008, đại biểu Trần Du Lịch đã cho biết thống kê qua cục thuế TP.HCM thì 70% doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố kê khai làm ăn thua lỗ cho dù làm ăn tốt, tăng trưởng cao và không ngừng mở rộng hoạt động. Các đại biểu quốc hội nêu lên lo ngại tình trạng "lỗ giả, lãi thật" ở các doanh nghiệp FDI và cuối buổi thảo luận Bộ Trưởng Bộ Tài Chính Vũ Văn Ninh cũng đã thừa nhận hiện tượng áp dụng chính sách ĐGCN để tối thiểu số thuế phải nộp là có, chính phủ đã cố gắng kiểm soát, "nhưng nói thực với Quốc hội là không kiểm soát được". Và gần đây nhất, hết quý 1 năm 2010, là hạn cuối các doanh nghiệp FDI phải nộp báo cáo tài chính năm 2009 về cục thuế TPHCM. Lịch sử đang lặp lại với khoảng 60% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở TP.HCM tiếp tục kê khai làm ăn thua lỗ... Thực trạng đó đã gây thất thu nghiêm trọng cho ngân sách nhà nước, làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, làm giảm hiệu quả của việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Nhận thấy được những hậu quả đó, trong thời gian qua, ngành Thuế và Hải quan đã áp dụng một số biện pháp hạn chế gian lận thuế của các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên các biện pháp đó vẫn chưa thực sự hiệu quả nên các hành vi gian lận thuế qua ĐGCN vẫn diễn ra phổ biến với mức độ hết sức nghiêm trọng. Do đó, việc tăng cường hạn chế gian lận thuế qua ĐGCN của các doanh nghiệp FDI thực sự là vấn đề cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn.

Nguồn: docs.4share.vn/docs/35502/Tang_cuong_han_che_gian_lan_thue_qua_DGCN_tai_cac_doanh_nghiep_FDI.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận