Sách PDF: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế cá thể tiểu chủ ở Việt Nam

Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế cá thể tiểu chủ ở Việt Nam
Microsoft Word
22

Giới thiệu tóm tắt

Thế kỷ XX ghi nhận trong lịch sử loài người những dấu ấn sâu sắc. Đây là thế kỷ của những cuộc cách mạng khoa học phát triển vượt bậc và nhanh chưa từng có, của những cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc , là thế kỷ của những chiến công và thắng lợi có ý nghĩa lich sử của thời đại. Việt Nam một dân tộc anh dũng đã bước qua cuộc đấu tranh giành độc lập tư do, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự ngạc nhiên và một con mắt nhìn đầy khâm phục của bạn bè thế giới. Song song công cuộc xây dựng đất nước phát triển kinh tế -xã hội, với nền kinh tế mang nặng đường lối tập trung quan liêuu bao cấp đã làm cho nước ta tụt hậu xa về mọi mặt từ kinh tế - văn hóa - đời sống xã hội… so với các nước trong khu vực nói riêng và các nước trên toàn thế giới nói chung. Nền kinh tế đó đã tạo ra tình trạng lạm phát, sự khan hiếm hàng hoá, nạn tham nhũng, suy thoái về đạo đức của cán bộ Đảng viên, cùng hàng loạt những tiêu cực xây dựng khác. Đến công cuộc đổi mới sự giác ngộ cùng với những thời cơ mới; Đảng đã đề ra quan điểm phát triển kinh tế - xã hội là : Phải phát triển nhanh hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội nhưng vẫn xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm. Trong đó phải bố trí sao cho cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Về cơ cấu thành phần kinh tế thực hiện nhất quán chính sách nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, phải chủ động sắp xếp lại tổ chức, đổi mới và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư chiều sâu, thay đổi trang thiết bị, cổ phần hóa một số doanh nghiệp. Chính những chính sách trên của Đảng đã làm cho nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo đói, từ một nước nhập khẩu lương thực nay chúng ta đã trở thành một quốc gai xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, nền kinh tế dần dần được khôi phục và phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Nhưng nền kinh tế nhiều thành phần voí tư cách là cơ sở kinh tế cho sự tồn tại và phát triển kinh tế hàng hoá đã bị xóa bỏ, thay vào đó là co cấu kinh tế hầu như chỉ có kinh tế Nhà nước và kinh tế thập thể đã làm mất khả năng cạnh tranh và hợp tách trong kinh doanh. Trình độ cơ sở vật chất và kỹ thuật trong các doanh nghiệp còn thấp kém, lạc hậu, sản phẩm làm ra hầu như còn thiếu khả năng cạnh tranh. Kết cấu hạ tầng vật chất xã hội cả về kỹ thuật và mạng lưới giao thông vận tải, điện nước, thông tin lưu điện, thủy lợi… thấp kém không bảo đảm cho việc phát triển kinh tế hàng hoá trong nước cản trở việc triển khai luật đầu tư nước ngoài đối với nước ta. Những nhà doanh nghiệp khá giỏi thích nghi với cơ chế thị trường và kinh doanh theo pháp luật còn ít, người dân nhiều năm sống trong cơ chế bao cấp, mới bước đầu làm quen với cơ chế thị trường. Luật pháp kinh tế mới được hình thành nhưng chưa đồng bộ. Người dân chưa có tập quán hoạt động và kinh doanh theo pháp luật. Các cơ quan thuộc các ngành tư pháp "người cầm cần nảy mực còn chưa nghiêm chỉnh". Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 là 300 USD. Thu nhập của những người làm công ăn lương và nông dân ở mức thấp, sức mua hàng hoá và dịch vụ chưa cao nên nhu cầu có khả năng thanh toán còn chậm; dung lượng thị trường trong nước không nhiều. Tình trạng thừa hàng hoá "giả tạo", suy thoái sản xuất kinh doanh và thất nghiệp là khó tránh khỏi. Từ những thực trạng nói trên của nền kinh tế nước ta thì việc đưa ra một chính sách mới để cải thiện và phát triển nền kinh tế nhằm rút ngắn khoảng cách lạc hậu và nghèo khó với các nước trên thế giới là vô cùng cấp bách. Vì lý do trên mà hội nghị lần thứ V ban chấp hành TW Đảng (khoá IX) đã đưa ra nghị quyết về tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, khuyến khích và phát triển kinh tế tư nhân. Khẳng định "kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa hiện đại hóa, nâng cao phần nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế".

Nguồn: docs.4share.vn/docs/14660/Thuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_kinh_te_ca_the_tieu_chu_o_Viet_Nam.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận