Cơ tướng là loại cờ có thời gian ra đời từ thế kỷ VII, có nguồn gốc từ Saturanga - một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ V đến thế kỷ VI (Trước cờ Tướng khoảng 600 năm) chính Saturanga được phát minh từ Ấn Độ, sau đó đi về phía Đông và trở thành cờ Tướng. Cờ Tướng Cổ đại không có quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường (sau năm 618), là quân cờ ra đời muộn nhất trong bàn cờ Tướng.
Ở Việt Nam, cờ Tướng là môn thể thao giải trí mang tính trí tuệ, rất phổ biến. Có thể nói, đi đến đâu, chúng ta cũng có thể bắt gặp những cuộc thi đấu cờ thú vị. Cờ Tướng đã trở thành môn nghệ thuật vô cùng hấp dẫn. Bởi nó không chỉ giúp cho người chơi cờ rèn luyện trí óc mà còn dạy họ cách xử thế, rèn luyện tính nhẫn nại, kiên trì. Nhiều thế kỷ trước, người ta còn cho rằng, biết đánh cờ là biết cầm quân hay biết trị nước. Chính vì vậy, tên gọi các mưu kế trong cờ Tướng thường dùng để mô phỏng đến cách đánh trong quân sự như "Vây Ngụy cứu Triệu", "Dương đông kích tây", "Nước đục thả câu
Trong một trận thi đấu cờ Tướng, với hai kỳ thủ có trình độ ngang nhau thì yếu tố quan trọng nhất tạo điều kiện thuận lợi để chiến thắng chính là tìm ra được một giải pháp tấn công, phòng thủ, cứu nguy cho từng thế trận. Bên cạnh đó, người chơi cờ phải hiểu rõ vai trò chủ chốt và nước đi của mỗi quân cờ.
Cuốn sách Nghệ thuật dùng tốt trong cuộc cờ nhằm trình bày một cách cụ thể các kế khi dùng quân Tốt. Với mỗi kế, cuốn sách còn đưa ra nhiều thế tấn công hoặc phòng bị một cách linh hoạt giúp bạn đọc ứng dụng hiệu quả trên bàn cờ của mình. Cuối mỗi chương, cuốn sách còn hệ thống lại mỗi kế sách. Hy vọng rằng, bạn đọc sẽ tìm thấy nhiều điều bổ ích để ứng dụng trong thi đấu.