"Chất humur (tiếu lâm) vốn tiềm ẩn trong con người từ xa xưa, kết tinh bật thành những tiếng cười. Đặc biệt chỉ số humur có khá nhiều trong con người Việt nam. Khác với truyện tiếu lâm thường có dung lượng khá dài, truyện có đầu có đuôi, thì tiếng cười là lát cắt chớp nhoáng, ngắn gọn không rườm rà, đặc biệt câu kết thường bất ngờ gây thích thú cho người đọc.
Ở đâu có con người ở đó có tiếng cười, tiếng cười len lõi qua từng ngõ ngách cuộc sống, mọi người thành phần đều cười, dẫu chua chát như Cao Bá Quát: "Ba hồi trống giục mồ cha kiếp / Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời".
Trong rừng truyện cười, nếu đem truyện cười học sinh ra kể với bậc lão thành dễ bị chê. Hoặc đem truyện cười danh nhân hay nhà khoa học ra kể với bậc lão thành dễ bị chê. Hoặc đem truyện cười của danh nhân hay nhà khoa học ra kể với bác nông phu chắc sẽ bị lắc đầu. Ngược lại nhà danh nhân - khoa học chắc cũng không thể hiểu và cảm hết được cái hay cái ý vị của tiếng cười mang đậm hương vị rơm rạ ruộng đồng...".