Sách: Luận về biếu tặng - Hình thức và lý do của sự trao đổi trong các xã hội cổ sơ

Luận về biếu tặng - Hình thức và lý do của sự trao đổi trong các xã hội cổ sơ
96.000
53a6e41b7f8b9a77248b4571

vi

Mô tả

Đôi dòng về tác giả:

Marcel Mauss (1872-1950) là nhà xã hội học người Pháp, người học trò, người cháu của Émile Durkheim. Ông thường được coi là “cha đẻ của ngành nhân học Pháp” với bài viết nổi tiếng đăng trên Année sociologique (Năm xã hội học): Luận về biếu tặng. Lĩnh vực hoạt động và nghiên cứu của ông đi giữa ranh giới của xã hội học và nhân học. Những phân tích của Marcel Mauss về ma thuật, sự hi sinh và biếu tặng có nhiều ảnh hưởng đối với nhiều nhà xã hội học, nhà nhân học sau này, đặc biệt là Claude Lévi-Strauss.

Về tác phẩm:

Luận về biếu tặng (1925) là tác phẩm thuộc hàng kinh điển của Marcel Mauss. Trong cuốn sách nhỏ này, ông đã lập luận rằng những món quà không bao giờ “miễn phí”. Lịch sử của con người là lịch sử của những lần trao đổi quà tặng qua lại, và điều này vượt qua mọi ranh giới giữa vật chất và tinh thần. Món quà, ngoài giá trị của chính nó, còn bao hàm nhiều giá trị khác như về danh dự, địa vị, thậm chí còn giống như một sự thách thức đối với người nhận quà. Chính mối quan hệ giữa món quà và người tặng đã tạo ra nghĩa vụ “đáp trả” của người nhận.

Đôi dòng về dịch giả:

Nguyễn Tùng, sinh năm 1944, được đào tạo về dân tộc học và triết học tại Đại học Sorbonne (Paris). Ông từng dạy về ngôn ngữ và văn minh Việt Nam tại Đại học Paris VII, và từng làm việc gần 40 năm tại Trung tâm nghiên cứu Khoa học Quốc gia. Ông là tác giả của nhiều bài nghiên cứu bằng tiếng Pháp và tiếng Việt về dân tộc học Việt Nam, là chủ biên của cuốn Mông Phụ, một làng ở đồng bằng sông Hồng, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002. Ông cũng là người tham gia dịch cuốn Nền đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, Max Weber, NXB Tri thức, 2008.

 ------------

MỤC LỤC:

Chú giải từ vựng

Vài ghi chú của người dịch

Lời người dịch

Claude Lévi-Strauss: Dẫn nhập vào sự nghiệp nghiên cứu của Marcel Mauss

Florence Weber: Hướng đến một dân tộc chí về các cung ứng không thông qua thị trường

Dẫn nhập: Về sự biếu tặng, và đặc biệt về sự bắt buộc phải đáp tặng các món quà

Chương một: Các quà tặng được trao đổi và sự bắt buộc phải đáp tặng (Polynesia)

I - Cung ứng toàn bộ, tài sản của anh em cùng mẹ đối lại với tài sản của nam giới (ở Samoa)

II - Tinh thần của đồ vật được biếu (Maori)

III - Các chủ đề khác: Sự bắt buộc phải tặng và nhận quà

IV - Nhận xét: Quà tặng cho người và quà tặng cho thần linh

Chương hai: Sự lan rộng của hệ thống này: Hào phóng, danh dự, tiền tệ

I - Các quy tắc của sự hào phóng. Người Andaman (hãy chú ý)

II - Các nguyên tắc, các lý do và cường độ của các trao đổi quà tặng (Melanesia)

III - Tây Bắc Mỹ: Danh dự và tín dụng

Chương 3: Tàn dư của các nguyên tắc nói trên trong các luật lệ cổ và các nền kinh tế cổ

I - Luật về người và luật về vật (luật Roma rất cổ)

II - Luật Ấn Độ cổ điển

III - Luật Germany (thế chấp và biếu tặng)

Chương bốn: Kết luận

I - Kết luận về luân lý

II - Kết luận về xã hội học kinh tế và kinh tế chính trị học

III - Kết luận về xã hội học đại cương và về đạo đức học

Thư mục 1: Các công trình của Marcel Mauss

Thư mục 2: Các công trình nghiên cứu về Marcel Mauss

Thư mục 3: Các tư liệu do Marcel Mauss trích dẫn trong LVBT

 ---------------

Bình luận sách:

Luận về biếu tặng (1925) của Marcel Mauss có lẽ là công trình nổi tiếng và khó hiểu bậc nhất trong ngành nhân học xã hội. Nó hấp dẫn người đọc đến mức nhà nhân học lừng danh Claude Lévi-Strauss đã phải thú nhận: “Ít người có thể đọc Luận về biếu tặng mà không cảm thấy cả loạt cảm xúc mà Malebranche đã miêu tả khi nhắc đến lần đầu tiên khi ông đọc Descartes: tim đập mạnh, đầu nóng lên, và tinh thần bị xâm chiếm bởi một xác tín còn chưa rõ lắm, nhưng mãnh liệt, là mình đang chứng kiến một sự cố quyết định của tiến triển khoa học”.

Cũng theo Lévi-Strauss, ảnh hưởng của Mauss không phải chỉ giới hạn trong các nhà dân tộc chí mà không người nào có thể nói rằng mình thoát khỏi, mà còn tác động đến các nhà ngữ học, tâm lý học, sử học về tôn giáo và các nhà Đông Phương học. Lévi-Strauss cũng nhận ra vài âm vang như thế nơi nhiều nhà nhân học Anh-Mỹ lớn như Radcliffe-Brown, Malinowski, Evans-Princhard, Firth, Herkovits, Lloyd Warner, Redfield, Kluckhohn, Elkin, Held.

Mục đích của văn bản nhằm cho thấy sự tồn tại, tính phổ biến và sự phức tạp của hiện tượng chuyên biệt này thông qua một nghiên cứu dân tộc chí so sánh về các đảo và các duyên hải của Thái Bình Dương (Polynesia, Melanesia, Tây-Bắc châu Mỹ) cũng như trong các nền pháp luật Ấn-Âu cổ (Roma, Ấn Độ, Germany).

Trân trọng giới thiệu!




Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận