Sách: Mẫu Thượng ngàn 

Mẫu Thượng ngàn 
180.000
53a6e41c7f8b9a77248b4575

vi
808
13.5 x 20.5 cm

Mô tả

Nguyễn Xuân Khánh là người trăn trở với những vấn đề quan thiết đối với số phận của cộng đồng. Nếu như ở Hồ Quý Ly, ông chia sẻ những khó khăn to lớn của một nhà cách tân vĩ đại thì ở Mẫu Thượng ngàn, ông đã nỗ lực tìm kiếm một yếu tố mang tính nền tảng của văn hóa Việt, một hằng số có khả năng kiến tạo văn hóa Việt, có sức cố kết cộng đồng qua bao cuộc nổi nênh, thăng trầm của lịch sử dân tộc từ xa xưa cho đến tận ngày hôm nay. Người kể chuyện Mẫu Thượng ngàn đã thể hiện một khát vọng khám phá để nhận diện nó, soi xét nó từ nhiều chiều ngõ hầu nhận ra những gì bất cập, những gì cần khai phóng để tìm hướng đi cho dân tộc. Nhân tố đó, theo ông là văn hóa làng. Chính ông đã tâm sự: “Tôi muốn viết một cuốn sách về văn hóa làng, một vấn đề thiết yếu của dân tộc. Tất cả chúng ta hiện nay ít nhiều đều mang gốc nông dân, có tính nông dân. Cái hay, cái tốt cũng như cái hạn chế, nhược điểm cũng từ đó mà ra. Tôi muốn phân tích sâu sắc vấn đề ấy. Và dù có những hạn chế gì đi chăng nữa, tôi vẫn muốn đặt lòng tin và khẳng định một cách mạnh mẽ vào văn hóa Việt Nam”.

Chọn thời điểm đầu thế kỷ XX làm bối cảnh cho cuốn tiểu thuyết, có thể thấy, vấn đề mà Nguyễn Xuân Khánh đặt ra trong Mẫu Thượng ngàn là vấn đề số phận của dân tộc trước ngoại xâm, rộng ra là những thách đố về ứng xử của cả dân tộc trước sự tiếp xúc với ngoại bang - một vấn đề nổi lên nhức nhối ở nhiều thời điểm trong lịch sử Việt Nam. Xuất bản cuốn sách vào đầu thế kỷ XXI này, Nguyễn Xuân Khánh không thể là người ngoài cuộc về các vấn đề giao lưu và hội nhập đang đặt ra hết sức bức thiết và nóng bỏng vào thời điểm hiện nay.



Tìm hằng số văn hóa người Việt trong tín ngưỡng dân gian ở văn hóa làng và liên làng, Nguyễn Xuân Khánh đã thực sự tìm cho mình một lối nẻo mới. Nếu Hồ Quý Ly là việc nhìn nhận vai trò của cá nhân đối với lịch sử thì Mẫu Thượng ngàn nhìn nhận vai trò của cộng đồng như là một nền tảng mà từ đó, cá nhân mới có cơ hội để bứt phá. Nhưng cộng đồng, với sự đồng thuận và mù quáng đặc trưng của tâm lí đám đông, lại dựa vào tín ngưỡng dân gian với tất cả sức mạnh và sức ỳ của nó, với tác dụng cố kết cộng đồng cũng như tác hại cản trở đối với sự phát triển của nó, quả là có nhiều giới hạn. Nhận diện để khai phóng nguồn sức mạnh đó là một vấn đề quan thiết cho vận mệnh của dân tộc hôm nay.




Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận