Nguyễn Duy Cần hiệu là Thu Giang, sinh ngày 15-7-1907 tại làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Ông là học giả nổi tiếng Việt Nam vào khoảng những năm 50-60 của thế kỷ trước.
Sách ông biên soạn bao gồm các thể loại học làm người, nghệ thuật sống, chuyên khảo, Dịch Đạo.
Ông còn tham gia viết báo và dạy học, ông từng là giáo sư của trường Đại học Vạn Hạnh và là trưởng ban triết Đông của Đại học Văn khoa Sài Gòn (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh).
Nhìn lại các tác phẩm ông đã xuất bản, chúng ta thấy ông chuyên về triết học, nhất là triết học Đông Phương. Ông là một học giả chuyên về bề sâu, lại có lập trường tư tưỏng riêng biệt, không theo xu hướng thời thượng.
Ông thường có cái nhìn “tổng quan” và xem xét sự vật theo nguyên tắc sau đây: “Đừng bao giờ nghiên cứu một sự vật, sự kiện nào dưới một phương diện mà phải luôn để ý đến bề trái của nó”. Lập trường này của ông, ta thấy thể hiện rõ rệt trong những quyến Thuật xử thế của người xưa và nhất là trong Cái dũng của Thánh nhân cũng như bàng bạc trong hầu hết các tác phấm của ông.
Những năm cuối đời, Thu Giang không tiếp tục viết sách mà lui về ỏ ẩn. Năm 1991, ông chuyển về sống ồ quận Bình Thạnh và mất tại đây vào năm 1998, để lại cho đời nhiều bộ sách có giá trị.
Trích đoạn
Người ta sinh ra không phải là một vật toàn thiện ngay. Cái “sống vô cùng” nơi ta, không khác nào cái “sống toàn mãn” của một cây kia hàm chứa trong một hạt giống. Trong hạt giống, đã chứa sẵn cái mầm của tất cả cây sau này: lúc chỉ là một đọt xanh, rồi đến hồi đơm bông kết quả... phải trải qua không biết bao nhiêu giai đoạn mới phát huy được tất cả sức sống của mình. Phận sự của ta, nếu có thể gọi đó là phận sự, là phải thực hiện cái sống ấy đến chỗ chí thiện của nó. Có một cái gì vô cùng mãnh liệt thúc đẩy ta mà ta không làm gì từ chối hay trốn tránh được.
Trích "Một nghệ thuật sống"
“Như vậy, bước đầu tiên trên con đường tìm Đạo, là cần phải đặt lại tất cả mọi giá trị, mọi vấn đề mà ta thụ lãnh một cách vô tâm thụ động từ mọi phía đưa lại... Phải hết sức hữu tâm trong từng mảnh mún hành vi tư tưởng của mình hằng ngày, đừng sống say chết ngủ trên mớ thành kiến của nghìn xưa đế lại dưới bất cứ hình thức nào, một cách vô tâm nữa. Có được vậy, may ra mói khám phá ra được cái đời sống máy móc không hồn của mình. Phải tập cho lòng luôn luôn bình thản, vô tư thanh tịnh, nghĩa là đừng để cho những vấn đề thị phi, vinh nhục điên đảo nữa.
Mỗi khi nghe thấy kẻ khác nói hoặc làm những điều trái tai gai mắt, đừng bao giờ tỏ bày ý kiến tán thành hay chống đối. Nhất là dù chẳng thốt ra bằng lời, dù thái độ bên ngoài của ta thản nhiên điềm đạm, trong thâm tâm cũng tuyệt đối không nên có một phản ứng gì cả. Phải đế cho lòng mình phẳng lặng như mặt nước hồ thu không gợn sóng. Ta phải xét thật kỹ đến chốn thâm sâu của cõi lòng, coi còn ẩn núp nơi đâu những khuynh hướng riêng tư chọn lựa, tùy bề ngoài thấy như thản nhiên mà bề trong vẫn còn máy động như những lượn sóng ngầm. Bỏ được cả sự ưa ghét của cái người của ta, bỏ cả thành kiến và dư luận chung quanh để nhìn tất cả với cặp mắt bình đẳng đại đồng của nhà Phật, với cặp mắt huyền đồng và tề vật của Lão Trang...”
Trích “Tinh hoa Đạo học Đông phương"