Sách: Nông Dân, Nông Thôn & Nông Nghiệp - Những Vấn Đề Đang Đặt Ra

Nông Dân, Nông Thôn & Nông Nghiệp - Những Vấn Đề Đang Đặt Ra
65.000
Tác giả: Nhiều Tác GiảBìa mềm. Xuất bản tháng 10/2008. NXB Tri ThứcSố trang: 302. Kích thước: 14.5x20.5x1.5cm. Cân nặng: 340 gr
53a6e41b7f8b9a77248b4571

vi
302
14.5x20.5x1.5cm.

Mô tả

Ngày nay, vấn đề nông dân và nông nghiệp ở nước ta đã trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Có một nghịch lý đau buồn là: nông dân Việt Nam hiện vẫn chiếm khoảng ¾ dân số, đã từng là quân chủ lực của cách mạng, là bộ phận dân tộc hy sinh xương máu nhiều nhất trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và thống nhất đất nước, hy sinh lợi ích vật chất nhiều nhất cho giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, mà ngày nay lại chịu nhiều thiệt thòi nhất trong các tầng lớp xã hội về đủ mọi phương diện. Đang có một thực tế là: nông dân chán ruộng và nhào ra thành phố. Nông thôn ngày càng mất đất, mất hết hồn vía của làng quê, trở thành bãi rác (với đủ cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) của thành thị. Nông nghiệp còn lâu mới thoát ra khỏi tình trạng tiểu nông lạc hậu.

Nguyên nhân của tình trạng đáng báo động này chủ yếu nằm ở phía chủ quan: chủ trương, đường lối và chính sách ở tầm vĩ mô của chúng ta đã có những sai lệch, khiếm khuyết, không đồng bộ hoặc không kịp thời. Việc thực thi, nghị quyết và các kế hoạch cụ thể của toàn hệ thống cũng còn nhiều bất cập.

Từ cách tiếp cận xã hội học và căn cứ vào thực trạng ở vùng đồng bằng sông Hồng. Giáo sư tương lai đã nhấn mạnh các giải pháp gắn liền mục tiêu phát triển kinh tế với phát triển xã hội, bởi muốn phát triển bền vững thì phải xác định mục tiêu xã hội của tăng trưởng kinh tế, gắn liền kinh tế với xã hội trong quá trình phát triển. Vấn đề dân chủ cơ sở và nền tảng văn hóa nông thôn cũng được tác giả phân tích sâu sắc.

Từ góc nhìn văn hóa, nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc đã khẳng định rằng thực chất vấn đề “Tam nông” ở Tây Nguyên là vấn đề "Dân tộc" gắn liền với "Văn hóa Làng - Rừng". Không giải được vấn đề dân tộc từ quan điểm văn hóa thì không có cách gì giải quyết được vấn đề “tam nông” ở vùng “Mái nhà Đông Dương” – vùng đất có nghĩa chiến lược đối với sự phát triển bền vững, lâu dài của đất nước ta.

Từ cách tiếp cận Kinh tế học, Giáo sư Đào Thế Tuấn và Tiến sĩ Đặng Kim Sơn đã đề xuất những giải pháp phát triển kinh tế nông thôn nhằm gắn kết một cách hữu cơ giữa phát triển công nghiệp và phát triển nông nghiệp, giữa Đô thị và Nông thôn, giữa Bảo hộ sản xuất nông nghiệp và Hội nhập kinh tế toàn cầu…

Cuốn sách là tập hợp các bài viết trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu về “tam nông” của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS. Mỗi tác giả có một cách nhìn riêng và đi sâu vào các khía cạnh khác nhau của vấn đề, nhưng đều có điểm chung nhau ở chỗ đánh giá thực trạng, vạch rõ nguyên nhân cốt lõi và đề xuất hướng đi ra khỏi vướng mắc.



Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận