Sách: Nông Dân (Trọn bộ 2 quyển)

Nông Dân (Trọn bộ 2 quyển)
360.000
Tác giả: Wladyslaw Stanislaw Reymont. Dịch giả: Nguyễn Văn TháiBìa cứng. Xuất bản tháng 11/2012. NXB Lao ĐộngSố trang: 1338. Kích thước: 16 x 24cm. Cân nặng: 2180 gr
53a6e4177f8b9a77248b4567

vi
1.338
16 x 24cm.

Mô tả

Bộ tiểu thuyết đồ sộ nhan đề Nông Dân được viết trong những năm 1901 — 1908, phản ánh tình trạng nông thôn và nông dân Ba Lan dưới ách thống trị của Sa hoàng thời kỳ cuối thế kỷ XIX. Bộ tiểu thuyết này gồm bốn tập là Thu, Đông, Xuân, Hạ với tư tưởng chủ đạo rất đơn giản: Những gì đang diễn ra cũng đã từng diễn ra và sẽ diễn ra mãi mãi. Hết thu đến đông, hết xuân đến hạ, cứ thế quay vòng. Song ở đây ông đã vẽ ra hết sức sinh động bức tranh toàn cảnh nông thôn Ba Lan với mọi tập quán hủ tục trong cuộc sống thường ngày, được đánh giá là bộ sử thi của dân tộc Ba Lan, chì đứng sau tác phẩm Chàng Tadeush của Adam Mickiewicz. Dư luận thế giới cho rằng ít có tác phẩm nào trong lĩnh vực văn chương mà từ đầu đến cuối luôn tạo ra hứng thú lớn lao đến như vậy cho người đọc, mặc dù toàn kể chuyện đời thường, từ công việc đồng áng, các buổi chợ phiên, lễ hội, đám cưới, mối quan tâm của một cha xứ quản hạt, đến cuộc đấu tranh vì đất đai, vì tình yêu, có khi kể về những mâu thuẫn xóm giềng hoặc thói hư tật xấu, thói dâm đãng hoặc nhẹ dạ của người này người kia, nhưng cũng có những tình tiết gay cấn như cha con đánh nhau sứt đầu mẻ trán vì tranh giành tình yêu hoặc số phận của một cô gái quá xinh đẹp và đa tình, quan hệ cả với bố lẫn con, cuối cùng lại si mê một linh mục vừa ra trường, dẫn đến kết cục bị đuổi khỏi làng, tức là hình phạt nặng nề giống như bè chuối trôi sông thời phong kiến ở nước ta...

Tác phẩm này đã được chuyển thể thành phim, lần đầu vào năm 1922 và lần thứ hai năm 1973 và cho đến nay vẫn liên tục được chiếu đi chiếu lại trên các kênh truyền hình.


Về tác giả:

Wladyslaw Stanislaw Reymont sinh ngày 7 tháng 5 năm 1867 tại làng Kobiele Wielkie thuộc Piotrkow, cha là nhạc công nghiệp dư, chuyên chơi đại phong cầm ở nhà thờ, mẹ là cháu gái một cha đạo ở quê. Thời thơ âu Reymont sống cùng gia đình ở Tuszyn — một thị trấn nhỏ cách thành phố Lódz không xa.

Reymont được thừa hưởng năng khiếu văn chương là do bà mẹ nổi tiếng về tài kể chuyện và đọc thơ. Những năm học cấp I nhà văn tỏ ra là học trò kém cỏi và bướng bỉnh, do đó bố mẹ bắt phải học nghề thợ may ở chổ chị gái và anh rể để sau này có một nghề kiếm kế sinh nhai.

Buồn chán, Reymont bắt đầu làm thơ, nhưng chẳng biết gửi đâu đăng, nhiều lần trốn đi đó đi đây và cỏ lúc bỏ nhà theo một gánh hát rong, nhưng không gặt hái được kết quả như mong muốn, cuối cùng lại phải về ăn bám bố mẹ. Sau đó nhờ sự dàn xếp của bố, Reymont được nhận vào làm công nhân đường sắt, song vì yêu thích nhà hát và văn chương hơn, nhiều lần lại bỏ nhà đi viết văn, làm thơ, làm báo và thử sức với sân khấu. Đường sắt và nhà hát cỏ thế coi là hai mặt của cuộc đời Reymont lần lượt đổi chỗ cho nhau thời trai trẻ.

Từ năm 1893 ông sinh sống ở Warszawa và bắt đầu cho ra đời một số tác phẩm được dư luận chú ý như Hành Hương Về Jasna Góra và tiếp theo là Đất Hứa viết về những năm tháng sống ở thành phố Lódz. Sau một tai nạn đường sắt, được hưởng tiền bồi thường khá lớn, cuộc đời nhà văn thay đổi, vừa cưới được vợ, vừa yên tâm viết văn và đi chu du một số nước Tây Âu.

Wladyslaw Reymont mất tại Warszawa ngày 5 tháng 12 năm 1925, tức là chỉ một năm sau khi nhận giải Nobel văn học và thi thể của ông được chôn cất tại nghĩa trang dành cho các vĩ nhân Ba Lan, còn trái tim được lưu giữ trong nhà thờ Thánh giá ở Warszawa, bên cạnh trái tim của nhạc sĩ thiên tài Ftyderyk Chopin.




Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận