Sách: Người Chăn Kiến

Người Chăn Kiến
83.000
Tác giả: Bùi Ngọc TấnBìa mềm. Xuất bản tháng 03/2014. NXB TrẻSố trang: 301. Kích thước: 13 x 20cm. Cân nặng: 270 gr
53a6e4187f8b9a77248b456b

vi
301
13 x 20cm.

Mô tả

Tuyển tập truyện ngắn Người Chăn Kiến gồm 19 truyện “trò chuyện với vô cùng”. Những truyện trong sách tập trung vào đề tài những câu chuyện nhức nhối trong cuộc sống nhà tù và ám ảnh sau khi ra tù, những hoàn cảnh éo le đưa đẩy người nữ bộ đội vào con đường làm gái bán bia ôm, những câu chuyện thương tâm trong thời đổi mới… làm người đọc thêm khinh bỉ những kẻ xấu xa, xúc động trước những nỗi đau khổ của những người làm ăn lương thiện đang phải đấu tranh hàng ngày cho miếng ăn.

 

 

Về tác giả

 

Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934. Quê ông ở làng Câu Tử Ngoại, xã Hợp Thành, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ông bắt đầu viết văn, viết báo từ 1954. Bùi Ngọc Tấn có sáng tác in ở các nhà xuất bản: Văn học, Lao động, Thanh niên, Phổ thông... khi mới ngoài hai mươi tuổi.

 

Trước khi viết văn, ông là phóng viên báo Tiền Phong ở Hà Nội, viết với bút danh Tân Sắc. Năm 1959, ông trở về quê và thành biên tập viên báo Hải Phòng Kiến thiết. Ông bị đưa đi tập trung cải tạo 5 năm (1968-1973) trong vụ xét lại. Trong 20 năm từ 1974 đến năm 1994, ông là công chức ở Qụốc doanh Đánh cá Hạ Long và trở thành “người ẩn dật” với văn chương.

 

Ông trở lại với bạn đọc qua bài "Nguyên Hồng, thời đã mất” đăng trên tạp chí Cửa biển tại Hải Phòng năm 1993.

 

Các tác phẩm:

  • Mùa cưới
  • Ngày và đêm trên Vịnh Bái Tử Long
  • Đêm tháng 10
  • Người gác đèn cửa Nam Triệu
  • Nhật ký xi măng
  • Nhằm thẳng quân thù mà bắn
  • Nguyên Hồng, thời đã mất, 1993
  • Một thời đề mất, 1995
  • Một ngày dài đăng đẳng, truyện ngắn
  • Những người rách việc, 1996, tập truyện
  • Chuyện kể năm 2000, truyện dài
  • Rừng xưa xanh lá, 2004, ký chân dung
  • Biển và chim bói cá, 2009, tiểu thuyết

 

 

Trích đoạn

 

“Bất chợt ông nhìn thấy một nương sắn đã rỡ. Giữa nương sắn có một cái miếu nhỏ hoang tàn và một cây si căn cỗi nhưng có rất nhiều rễ phụ tỏa xuống. Vậy là sâp tới nhà bò. Ổng biết mình đang đi dần về phía trại. Ổng dừng lại nhìn ngắm. Những buổi chiều cô đơn trong rừng buồn tái tê... Đành rằng có rừng ở chung quanh đây, nhưng cũng như người, rừng cô đơn. Và cũng như người, rừng im lặng với nỗi cô đơn của mình, không trò chuyện."

 

Trích Khói

 

"Một ngày dài đằng đẵng chỉ là khái niệm dễ hiểu đối với những người bình thường để diễn đạt chiều dài của một ngày mà mình mong muốn nó qua đi. Nó chẳng lá gì so với chiều dài một ngày của bọn người đặc biệt: Bọn tù. Bọn phạm. Thời gian trong tù là ngưng lại. Không gian cũng vậy. Hình như xà lim rất gần với điều các nhà bác học đã nói tới: Hố đen. Ở hố đen không có thời gian mà cũng chẳng có không gian.

 

Mỗi người tù dù tù lâu đến đâu, dù thời gian ở “hố đen" ngưng đọng, không tách bạch được từng ngày, từng tháng, từng năm, thời gian biến thành một dòng nham thạch nóng bỏng và nguội lại, sền sệt hay đông cứng trong trí nhớ, với họ vẫn có những ngày chói sáng, chẳng hạn như ngày bị bắt, một ngày hỏi cung đặc biệt nào đó, ngày lăn tay điểm chỉ, ngày đầu tiên nhận tiếp tế, gặp lại bố mẹ, vợ, con...

 

Với anh tù Vũ Mạnh Cường ngày chói sáng ấy là ngày anh ta được chuyển trại. Được chuyển từ trại tạm giam P đến một trại tạm giam N nào đó...

 

Máu lại tụ ở chân. Lưng lại đau vì phải cúi lom khom. Lại phải ra ghế ngồi. Nếu thời gian trong xà lim bê tông là thiên thu, là vô tận thì thời gian ngồi trong xà lim lưu động trên xe là một cái gì còn khủng khiếp hơn. Hoàn toàn ngưng lại, thời gian là một khối nặng như chì. Thời gian phá tung đầu óc. Biết bao ý nghĩ rối bời đến mức không còn là một ý nghĩ gì cụ thể nữa. Mồ hôi chảy thành dòng trên trán, trong người dù cái quạt giấy đập đập liên tục. Cường đâm nhớ cái xà lim Cường đã sống hơn một năm và nghĩ rằng giá cứ được sống ở đó.”

 

Trích Một ngày dài đằng đẵng




Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận