Sách: Nghiên cứu so sánh Hiến pháp các quốc gia ASEAN

Nghiên cứu so sánh Hiến pháp các quốc gia ASEAN
65.000
Việt Nam tuy mới gia nhập ASEAN từ năm 1995 song đã có sự hội nhập một cách chủ động và hiệu quả...

vi
404

Mô tả

Nghien cuu so sanh Hien phap ASEANTác giả: TS. Tô Văn Hòa

Số trang: 404

Giá tiền: 65.000 đồng

Việt Nam tuy mới gia nhập ASEAN từ năm 1995 song đã có sự hội nhập một cách chủ động và hiệu quả, có nhiều đóng góp quan trọng vào thành tựu và kết quả về hợp tác, phát triển của ASEAN đã đạt được trong thời gian vừa qua. Trong quá trình tham gia ASEAN, để phát huy vị trí, vai trò của nước ta trong hoạt động của tổ chức này, việc tìm hiểu và nắm vững về pháp luật, đặc biệt là về Hiến pháp của các thành viên ASEAN là điều cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân vì mục tiêu dân chủ, công bằng, văn minh.

Với mục đích cung cấp cho bạn đọc một tài liệu tham khảo có giá trị về vấn đề nêu trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản cuốn sách Nghiên cứu so sánh Hiến pháp các quốc gia ASEAN (sách chuyên khảo), cuốn sách do TS. Tô Văn Hòa, giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội biên soạn.

Nội dung cuốn sách gồm tám chương:

- Chương I: Khái quát về đất nước và hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp hiện hành các quốc gia ASEAN

- Chương II: Hình thức, cấu trúc nội dung, tính hiệu lực và thủ tục sửa đổi, bổ sung Hiến pháp các quốc gia ASEAN

- Chương III: Lời nói đầu và các chế độ nhà nước trong Hiến pháp các quốc gia ASEAN

- Chương IV: Chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản trong Hiến pháp các quốc gia ASEAN

- Chương V: Chính thể và sự thể hiện nguyên tắc tam quyền phân lập trong tổ chức bộ máy nhà nước các quốc gia ASEAN

- Chương VI: Kiểm soát quyền lực nhà nước trong Hiến pháp các quốc gia ASEAN

- Chương VII: Các quy định về chính quyền địa phương trong Hiến pháp các quốc gia ASEAN

- Chương VIII: Một số nhận xét chung về Hiến pháp các quốc gia ASEAN và những kinh nghiệm có thể tham khảo đối với Việt Nam.

Cuốn sách góp phần nâng cao hiểu biết của bạn đọc về Hiến pháp của các quốc gia trong khối ASEAN, đặc biệt là về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và cách xử lý các vấn đề quan trọng của Luật Hiến pháp ở các nước thành viên ASEAN, qua đó có thể nghiên cứu kinh nghiệm của các nước ASEAN trong quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nước ta.




Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận