I) Thông số sách
Tên sách: Ngoại giao Nhật Bản
Tác giả: Irie Akira
Dịch giả : Nguyễn Đức Minh, Lê Thị Bình
Khổ sách: 12 x 20 cm
Số trang: 272 trang
Giá bìa: 68.000VNĐ
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Năm xuất bản: 2013
II) Giới thiệu sách
1) Về tác giả:
Irie Akira sinh ngày 20.10.1934 tại Tokyo. Ông tốt nghiệp đại học Harvard năm 1957, nhận bằng Tiến sĩ Sử học tại Viện Harvard năm 1961, sau đó giảng dạy Lịch sử Ngoại giao Mỹ tại Đại học Harvard và một số trường đại học khác. Ông trở thành Trưởng Bộ môn Lịch sử của Đại học Harvard năm 1989 và là Giáo sư thỉnh giảng của một số đại học của Nhật Bản như Waseda, Ritsumeikan, Kansai.
2) Về tác phẩm:
Cuốn sách này ghi lại những suy nghĩ của tác giả về quan hệ đối ngoại của Nhật Bản cận đại. Vì vậy, đây không phải là một cuốn thông sử hoặc khái niệm chung chung, và tác giả tránh liệt kê các sự kiện chi tiết có tính giáo khoa. Để làm nổi lên những vấn đề của ngoại giao Nhật Bản, tác giả chú ý đến những điều ở phía sau các sự kiện bề mặt và suy ngẫm về ý nghĩa của chúng đối với thời đại hiện nay.
***
3) MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời tựa
NỖI KHỔ CỦA CƯỜNG QUỐC NHẬT BẢN
Mở đầu thế kỷ 20
Nỗi bi ai của thắng lợi
Việc nghiên cứu sâu nguyên tắc ngoại giao
Phương pháp nghiên cứu lịch sử ngoại giao mới
Chương I
KHỞI NGUỒN CỦA NỀN
NGOẠI GIAO NHẬT BẢN CẬN ĐẠI
Châu Âu và Mỹ dưới con mắt người Nhật Bản
Thuyết thoát Á của Fukuzawa
Sự nỗ lực trên con đường hiện đại hóa
Tình hình quốc tế xung quanh Nhật Bản
Nền ngoại giao không tư tuởng
Chương II
SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẾ QUỐC NHẬT BẢN
Tuyến chủ quyền và tuyến lợi ích
“Chiến tranh một cách hòa bình” ở châu Á
Cuộc tấn công vào Triều Tiên và Đài Loan
Chính phủ Nhật Bản nhìn nhận về Trung Quốc của như thế nào
Chủ nghĩa thực dụng của chính phủ, chủ nghĩa lý tưởng của dân chúng
Bối cảnh của tư tưởng Chủ nghĩa châu Á
Chương III
CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN QUỐC GIA ĐẠI LỤC
Sự cô lập của nền ngoại giao Nhật Bản
Chính sách đại lục của Lục quân và chính sách hải dương của Hải quân
Sự bài xích di dân Nhật Bản ở Mỹ
Cách mạng Tân Hợi bùng nổ
Chương IV
NGOẠI GIAO NHẬT BẢN
TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI
Tình hình thế giới biến động:
Ảnh hưởng của cách mạng Nga
Sự đối đầu với chủ nghĩa lý tưởng Mỹ
Quan hệ hữu hảo Nhật-Mỹ về kinh tế
Chủ nghĩa châu Á và chủ nghĩa hợp tác Âu-Mỹ
Thuyết ngoại giao mới của Yoshino Sakuzo
Chương V
TÌM KIẾM TRẬT TỰ MỚI
Tìm kiếm ý tưởng ngoại giao mới
Ý nghĩa của Hội nghị Washington
Triết lý ngoại giao của Shidehara
Sự phá sản của ngoại giao Shidehara
Từ ngoại giao Tanaka chuyển sang hành động đơn phương của quân đội
Chương VI
TƯ TƯỞNG CỦA
CUỘC CHIẾN TRANH NHẬT-TRUNG
Quan điểm quốc phòng của quân Quan Đông
Sự thiếu ý tưởng thống nhất của phái quân sự
Chủ nghĩa thực dụng của Ishiwara Kanji
Rút khỏi Hội Quốc liên và ngoại giao Hiroda 1
Các nước khác lảng tránh đối đầu
Chương VII
CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN
CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG
Thể chế chống Nhật của Trung Quốc và Mỹ
Ảnh hưởng của tình hình châu Âu tới châu Á
“Xây dựng trật tự mới ở Đông Á”
Quá tin vào Đức và chính sách Nam tiến
Đại Đông Á – một ý tưởng nặng tính chủ quan
Làn sóng tấn công Liên Xô của Đức
Quyết định tấn công Trân Châu Cảng
Chương VIII
TỪ CHIẾN TRANH NHẬT-MỸ ĐẾN HIỆP ƯỚC BẢO ĐẢM AN NINH NHẬT-MỸ
Di sản của chiến tranh
Sự biến động trong quan hệ Mỹ-Xô
Phương thức chiếm đóng Nhật Bản của Mỹ
Ý nghĩa của chiến tranh Triều Tiên
Ngoại giao Yoshida và chính sách kinh tế
Thái độ cứng rắn của Trung Quốc đối với Mỹ
Chương cuối
NGOẠI GIAO LÀ GÌ?
“Công cụ” phân tích chính sách ngoại giao
Truyền thống ngoại giao của Nhật Bản
“Đông và Tây” ở người Nhật Bản
Tình thế mới: cuộc đối đầu Mỹ-Trung
Tương lai của cuộc chiến tranh Việt Nam
Viễn cảnh ngoại giao Nhật Bản mới
4) Điểm nhấn
“…Trong bối cảnh tình hình quốc tế biến động, khi suy nghĩ về con đường sắp tới của ngoại giao Nhật Bản, tôi muốn một lần nữa nhìn lại bước đi sau thời Minh Trị mà không bị sa vào chủ quan, định kiến. Tính tích cực của ngoại giao nghĩa là gì? Nếu như nói rằng ngoại giao Nhật Bản trong quá khứ là “thành công” hay “thất bại” thì phải lý giải điều đó ra sao? Thêm nữa, nói rằng “tích cực” hay “tiêu cực” thì có liên quan gì đến thành công hay thất bại của ngoại giao? Đôi khi người ta cũng nói đến tương lai của Nhật Bản là “lãnh đạo châu Á”, những suy nghĩ như vậy trong quá khứ đã mang lại cho nước Nhật điều gì?...”
(trích Lời nói đầu, Ngoại giao Nhật Bản, Irie Akira, dịch giả : Nguyễn Đức Minh, Lê Thị Bình, NXB Tri thức, 2013).