Sách: Nhà nhân học chân trần

Nhà nhân học chân trần
55.000

vi
14,5 x 20,5 cm

Mô tả

CHI TIẾT SÁCH

I) Thông số sách

Tên sách: Nhà nhân học chân trần

Tác giả: Andrew Hardy

Dịch giả : Nhiều dịch giả  

Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm

Số trang: 188 trang

Giá bìa:  55.000VNĐ

Loại bìa: Bìa mềm, tay gập

Năm xuất bản: 2013

II) Giới thiệu sách

1) Về tác phẩm:

Jacque Dourne đã sống ở Việt Nam trong 25 năm (1946 – 1970), ông nghiên cứu về văn hóa Gia Rai và các tộc người vùng cao nguyên. Trong cuốn sách này Andrew Hardy đi sâu nghiên cứu một chuyên khảo đầy thử thách của Dourne – Pötao, một lý thuyết về quyền lực
ở người Gia Rai Đông Dương
, và quan điểm của của Dourne về vị trí của các tộc người vùng cao trong Chăm pa cổ. Những gì mà nhà nhân học đã trò chuyện cũng được công bố ở đây, trong bản gỡ băng ghi âm cuộc phỏng vấn do Andrew Hardy thực hiện, với những suy nghĩ của Dourne về dân tộc Gia Rai, cảm nhận của ông về văn hóa và kinh tế, cùng những trải nghiệm của ông về lịch sử Việt Nam trong những năm ông sống ở đất nước này.

 

***

2) MỤC LỤC

 

Lời cảm ơn

Lời tựa
      Lê Hồng Lý

Lời giới thiệu 

Phần 1 – Jacques Dournes, Chămpa Thượng và Pötao:
      Đọc sách Pötao, một lý thuyết về quyền lực
      ở người Gia Rai Đông Dương
 

Phần 2 – Văn hóa, kinh tế, lịch sử Việt Nam
      và miền núi thế kỉ XX 
      Jacques Dournes, trò chuyện với Andrew Hardy

Lời bạt – Chân trần trong bùn:
      những suy ngẫm về Jacques Dournes

      Oscar Salemink

Jacques Dournes – Thư mục tổng hợp 

Thư mục tài liệu tham khảo 

Bảng tra 

3) Điểm nhấn

…“Nếu người ta không dầm chân trần trong ruộng, thì sẽ không biết gì hết, bởi vì mọi sự diễn ra trong đầu con người.

Cái tôi quan tâm là con người đối với môi trường của anh ta, anh ta sẽ làm gì với nó, anh ta sẽ làm bật ra cái gì từ đó, theo lịch đại, theo dòng các thế kỉ, theo sự phát triển của các nền chính trị và tâm lý con người. Con người, dầm chân trần trong đồng ruộng của mình, bùn lên đến nửa chân, họ suy nghĩ, phản ứng, tư duy và mơ mộng về chuyện khác nữa như thế nào.”

Jacques Dournes, Bagard, 2/199

(trích Nhà nhân học chân trần, Andrew Hardy, NXB Tri thức, 2013).

 




Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận