Sách: Nhật ký trong tù

Nhật ký trong tù
35.000
Tác giả: Hồ Chí MinhBìa mềm. Xuất bản tháng 06/2010. NXB Kim ĐồngSố trang: 360. Kích thước: 12.5x20.5cm. Cân nặng: 400 gr
53a6e4187f8b9a77248b4569

vi
360
12.5x20.5cm.

Mô tả

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng, thơ đối với Người chỉ là một thú chơi, hay một phương tiện cổ động cách mạng. Tập thơ nổi tiếng nhất của Người Nhật ký trong tù cũng ra đời như một sự bất đắc dĩ. Trong tù, không làm gì được thì làm thơ:

Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây?
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do

Thơ ghi nhật ký, mà nhật ký thì không bỏ những việc thường ngày. Hồ Chí Minh trung thực với chính mình, Người ghi đủ, từ việc thanh nhã ngắm trăng, thổi sáo đến việc gãi ghẻ, việc ngồi trên hố xí… rất chi là khó nói. Ấy thế mà thành thơ, mà nên thơ. Cách hành xử của con người, ngay trong những việc tầm thường nhất, cũng bộc lộ phẩm cách. Phẩm cách lớn Hồ Chí Minh đã tạo chất thơ mới lạ, đầy bất ngờ cho những việc tầm thường ấy. Bài thơ Mới đến nhà lao Thiên Bảo có bốn câu thì ba câu rưỡi chưa thấy thơ, chỉ toàn lượng thông tin: đi bộ 53 cây số một ngày, rách tan một đôi giày, quần áo đẫm nước mưa, đến nơi, phòng giam chật, không chỗ ngủ, đành phải leo tạm lên ngồi trên hố xí, nhưng đến ba chữ cuối đợi ngày mai, thì chúng ta gặp thơ: Xí khanh tượng tọa đãi triêu lai. Đợi ngày mai nghĩa đen là đợi cho qua cái đêm cụ thể đó, nghĩa bóng gần là đợi lúc được ra tù, nghĩa xa là đợi vận hội mới của cách mạng, là tính đường đi nước bước cho ngày mai của đất nước. Chất thơ mới và cao là ở đó… đấy cũng là một phương châm sống trong tù Thân thể ở trong lao/Tinh thần ở ngoài lao đã được đề trên bìa tập nhật ký. Bài thơ mộc mạc này còn mang một ý nghĩa cách tân cho thơ hiện đại. Ấy là sự mở rộng phạm vi cái nên thơ. Đâu cứ phải mây gió trăng hoa tuyết núi sông… mới có thể vào thơ, thành thơ, mà bất cứ nơi nào có vui buồn của con người thì đều có thể thành thơ. Nhữngngười quen đọc thứ thơ mỹ tự chắc không khỏi giật mình khi đọc:

Đau khổ chi bằng mất tự do
Đến buồn đi ỉa cũng không cho
Cửa tù khi mở, không đau bụng
Đau bụng thì không mở cửa tù.

Nhưng thử hỏi có ví dụ nào nói đến đáy nỗi nhục nhã khi bị mất tự do như câu thơ này không? Dòng chữ nối tiếng chạy trên đá hoa cương trong lăng Người Không có gì quý hơn độc lập tự do chính là đã kết tinh từ những cảnh ngộ mà đời người đã trải, thơ Người đã tả…




Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận