Sách: Những Biểu Tượng Đặc Trưng Trong Văn Hóa Truyền Thống Việt Nam (Tập 1): Các Bộ Trang Trí Điển Hình

Những Biểu Tượng Đặc Trưng Trong Văn Hóa Truyền Thống Việt Nam (Tập 1): Các Bộ Trang Trí Điển Hình
90.000
Tác giả: Đinh Hồng HảiBìa mềm. Xuất bản tháng 07/2012. NXB Tri ThứcSố trang: 234. Kích thước: 13.5 x 20.5cm. Cân nặng: 340 gr
53a6e41b7f8b9a77248b4571

vi
234
13.5 x 20.5cm.

Mô tả

Bên cạnh những di sản văn hoá có giá trị lớn đã được thế giới công nhận, Việt Nam còn có rất nhiều thành tố quan trọng trong văn hoá dân gian đóng vai trò là nền tảng của văn hoá truyền thống Việt Nam. Những thành tố văn hoá này, mặc dù không thể hiện ở quy mô to lớn nhưng lại là "linh hồn" của các biểu tượng văn hoá Việt Nam mà nếu thiếu nó thì những di sản văn hoá của chúng ta cũng sẽ không còn giá trị. Đó chính là những biểu tượng đặc trưng trong văn hoá truyền thống Việt Nam. Những biểu tượng này có thể bắt gặp ở khắp nơi, từ lâu đài, cung điện của vua chúa đến nhà thờ, nơi ở và vật dụng của người dân, từ những hình tượng đơn lẻ cho đến những bộ, những nhóm khác nhau trong đời sống. Do sự biểu hiện của chúng vô cùng đa dạng và phức tạp nên tác giả tạm thời phân chia làm bốn tập chính như sau:

1.    Các bộ trang trí (như Tam đa, Tứ linh, Ngũ phúc, Bát tiên, Thập điện,...);

2.    Các vị thần (như Sơn Tinh, Thánh Gióng, Ngọc Hoàng, Đế Thích, Di Lặc,...);

3.    Các linh vật (như Rồng, Sư tử, Dơi, Phượng hoàng, Rùa, Hổ...);

4.    Các mô típ trang trí (như hoa văn hình học, hoa văn mô phỏng các loài động - thực vật,...).

Tập 1 của bộ sách sẽ tiến hành khảo cứu từ Nhóm 1: Các bộ trang trí trong văn hoá truyền thống Việt Nam. Ớ mỗi bộ trang trí, cuốn sách sẽ đề cập đến những nội dung sau:

-    Nguồn gốc ra đời;

-    Vai trò và vị trí trong văn hoá Việt Nam;

-    Biểu hiện trong nghệ thuật;

-    Sự biến đổi trong giai đoạn hiện nay;

-    Thách thức trước quá trình toàn cầu hoá văn hoá.

Do mức độ ảnh hưởng của các bộ trang trí này trong văn hoá Việt Nam rất khác nhau nên tác giả sẽ không chia đều thời lượng cho các bộ mà sẽ tập trung vào những bộ tiêu biểu và có nhiều tác động đến văn hoá Việt Nam. Chẳng hạn các bộ tứ linh, ngũ phúc, thập điện được dành thời lượng nhiều hơn các bộ khác vì tính phức tạp và vai trò, vị trí đặc biệt của nó trong văn hoá Việt Nam. Trong khi câu đối chiếm thời lượng ít nhất trong số các bộ mà tác giả giới thiệu ở đây vì trong văn hoá Việt Nam, vai trò của nó là ở góc độ văn chương chứ không nổi bật ở vai trò là một biểu tượng nghệ thuật...




Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận