Sách: Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Ở Miền Bắc Việt Nam (1924-2954)

Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Ở Miền Bắc Việt Nam (1924-2954)
51.000
Tác giả: Lê Tâm ĐắcBìa mềm. Xuất bản tháng 01/2012. NXB Chính Trị Quốc GiaSố trang: 302. Kích thước: 14.5 x 20.5cm. Cân nặng: 280 gr
53a6e4857f8b9aec248b4568

vi
302
14.5 x 20.5cm.

Mô tả

Du nhập và phát triển ở nước ta hơn 2.000 năm, Phật giáo ngày càng khẳng định là một thành tố văn hóa không thể thiếu tạo nên bản sắc văn hóa Việt, là nhu cầu sinh hoạt tinh thần quan trọng của người dân Việt Nam. Từ khi du nhập cho đến nay, trải qua nhiều chặng đường phát triển, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Việc nghiên cứu, tìm hiểu về những chặng đường phát triển của Phật giáo Việt Nam là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa trong quá trình hoạch định đường hướng, phát triển Phật giáo trong tương lai.

Trong sự phát triển của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX, phong trào chấn hưng Phật giáo có một vị trí và vai trò hết sức quan trọng. Sự xuất hiện và phát triển của phong trào này mang tính chất như một cuộc cách mạng "Phật giáo", với sự đổi mới trên nhiều phương diện căn bản như: đổi mới việc nghiên cứu, lý giải kinh điển và giáo lý của Phật giáo; đổi mới nội dung, hình thức và quy mô đào tạo Tăng tài; đổi mới tổ chức và cơ chế vận hành của Giáo hội... Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XX.

Nhân kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981-2011), để bạn đọc có điều kiện được tìm hiểu sâu hơn về phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam nói chung, ở miền Bắc nói riêng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam (1924-1954).

Cuốn sách là công trình nghiên cứu nghiêm túc, công phu của tác giả về chặng đường phát triển của Phật giáo Việt Nam giai đoạn 1924-1954, thời điểm phong trào chấn hưng Phật giáo đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt ở miền Bắc với sự ra đời của Hội Phật giáo Bắc Kỳ năm 1934. Nội dung cuốn sách đi sâu phân tích quá trình ra đời, những nội dung cơ bản, đặc điểm, vai trò của phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc nước ta thời kỳ này, từ đó giúp người đọc dễ dàng hình dung nên bối cảnh xã hội Việt Nam đương thời với những đóng góp quan trọng của các Tăng ni, Phật tử, các tổ chức Phật giáo.

Những thành công và hạn chế của phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX là những bài học quý báu đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay trong việc giải quyết những thách thức đã và đang đặt ra cho Giáo hội. Với những nội dung cuốn sách cung cấp, đây chắc chắn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với những nhà nghiên cứu, sinh viên và đông đảo bạn đọc quan tâm tìm hiểu về văn hóa Việt Nam nói chung, về Phật giáo Việt Nam nói riêng. Đồng thời, đây cũng là công trình nghiên cứu cần thiết để làm sáng tỏ sự phát triển của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX, từ đó nâng cao thêm sự hiểu biết về Phật giáo Việt Nam hiện nay nhằm phục vụ cho mục tiêu "tốt đời, đẹp đạo".




Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận