Phần lớn ngày nay về cuộc dân biến năm 1908 tại miền Trung đã được cống hiến bởi sự tường thuật của cụ Hùynh thúc kháng, một trong những lãnh tụ của phong trào Duy Tân vào đầu thế kỷ XX. Trong khi ấy, văn khố của triều Nguyễn uy trì nhiều châu bàn liên quan đến các biến cố này, mà cho đến nay vẫn chưa được khai thác; mặc dầu các tài liệu này chỉ chứa đựng các quan điểm nhận xét của Nam triều đối với một phong trào mà chính phủ coi là phiến loạn, chúng cũng đem đến cho ta nhiều ánh sáng quí báu, cho phép bổ túc và đính chính những sự thiếu sót và sai lầm, và nhất là chúng khiến cho ta một số dữ kiện mới mẻ về các nhân vật đã tham gia phong trào. Quả thật, không thể nào phủ nhận tầm quan trọng cùa các châu bản trình bày ở đây đối với sự thấu hiểu một giai đọan lịch sử nước nhà.
Thế nhưng, còn nhiều điểm cần được làm sáng tỏ về các nhân vật đề cập đến ở đây. Vì vậy, kì vọng của chúng tôi khi đem xuất bản tập tài liệu này mong lãnh hội các sự chỉ dẫn của các vị thức giả và các thân thuộc của những nhà cách mạng nhiều khi đã phải trả giá đắt sự phản kháng của họ trước chính phủ bảo hộ Pháp lẫn Nam triều.