Sâu chít - “Đông trùng hạ thảo” Việt Nam
Một trong những đặc sản thiên nhiên “có một không hai” ở một số vùng núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La. Sâu Chít được cho là “đông trùng hạ thảo (một loại dược liệu quý của Trung Quốc) của Việt Nam”, Cách đây không lâu, TS.BS Phan Anh Tuấn cùng các cộng sự thuộc Viện Y học Cổ truyền Quân đội, Đại học Y Hà Nội đã thực hiện công trình nghiên cứu về loài sâu chít này và đã có kết luận đầy đủ về nhiều tác dụng đối với sức khoẻ con người, đặc biệt là khả năng Gây “độc” cho tế bào ung thư, phục hồi thương tổn hệ miễn dịch sau chiếu xạ..
Trong đề tài nghiên cứu về thành phần hóa học và ý nghĩa y học của sâu chít, nhóm các tác giả thuộc Viện Y học cổ truyền quân đội, Đại học Y Hà Nội cho biết: đông trùng hạ thảo (một loài sâu hiếm của Trung Quốc vốn được dùng cho những bài thuốc tăng cường sinh lực) có hàm lượng protein chiếm 25-32% trong cơ thể, trong đó có 6 acid amin, còn sâu chít cũng có hàm lượng protein tương đương nhưng thành phần acid amin được xác định lên đến 17/20 loại cần cho cơ thể. Các nhà khoa học nhận định: sâu chít rất giàu đạm, một lượng đạm cao cấp rất cần thiết cho cơ thể. Điều này lý giải tác dụng điều trị suy dinh dưỡng, nâng cao thể trạng và sức đề kháng của cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi sinh gây bệnh. Đặc biệt, ở sâu chít, hàm lượng acid béo không no đạt tới 58,37% - đây là thành phần tạo ra chất có hoạt tính sinh học cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được.
Bào chế thành công nhiều sản phẩm từ sâu chít
(HNM) - TS Phan Anh Tuấn và cộng sự thuộc Khoa Nam học (Viện Y học cổ truyền Quân đội) đã bào chế thành công ba sản phẩm có nguồn gốc từ sâu chít.
Theo đó, Brihasmin viên 0,25gam đạt tiêu chuẩn cơ sở đã được nghiên cứu điều trị hỗ trợ đối với 35 bệnh nhân có HIV/AIDS chưa có chỉ định AVR có đối chứng với 35 bệnh nhân dùng giả dược cho thấy bệnh nhân tăng cân trung bình khoảng từ 1,1kg đến 1,9kg, cải thiện tình trạng suy nhược; không gây tác dụng không mong muốn trên lâm sàng và cận lâm sàng...
Trong khi đó, PH1 là dạng bột khô toàn phần sâu chít có tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư có xạ trị. Kết quả thử nghiệm điều trị trên 35 bệnh nhân cho thấy, PH1 không gây tác dụng phụ với thời gian điều trị 45 ngày. Một sản phẩm khác từ sâu chít là rượu bổ sâu chít cũng có tác dụng bổ trợ cho sức khỏe . Nghiên cứu này được các bác sỹ thuộc Viện Y học Cổ truyền Quân đội tiến hành.
Nghiên cứu cũng cho thấy sâu chít chứa hàm lượng cao và đa dạng các acid amin, acid béo, các nguyên tố vi lượng có lợi cho cơ thể, có tác dụng kháng hai dòng tế bào ung thư người (tế bào ung thư biểu mô và tế bào ung thư màng tử cung) trong ống nghiệm.
Đặc biệt, đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị trên một nhóm nhỏ bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật và đang tia xạ bước đầu cho thấy, trọng lượng cơ thể của bệnh nhân ở nhóm dùng bột sâu chít đã được cải thiện theo chiều hướng tốt.
Ở nhóm này, hàm lượng Hemoglobin, Protein toàn phần, số lượng tế bào TCD4 và TCD8 (tế bào có khả năng tiêu diệt tế bào u khi được hoạt hóa), cao hơn so với nhóm không dùng bột sâu chít. Thuốc từ bột sâu chít không ảnh hưởng đến chức phận tạo máu cũng như chức năng gan, thận ở các bệnh nhân nghiên cứu qua các chỉ số huyết học, hóa sinh.
Ngoài ra, TS Phan Anh Tuấn cũng đã nghiên cứu thành công thức và quy trình sản xuất thực phẩm chức năng “rượu bổ sâu chít” ở quy mô phòng thí nghiệm, đủ điều kiện đăng ký độc quyền sản phẩm và giấy phép lưu hành.
“Qua những kết quả đã nghiên cứu, nhóm nghiên cứu ghi nhận loài côn trùng này có tác dụng không thua kém Đông trùng hạ thảo vốn xưa nay được coi là thần dược của Trung Quốc. Chả thế mà sâu chít trong dân gian còn được gọi là Đông trùng hạ thảo nam” - TS Phan Anh Tuấn, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu về sâu chít, Viện Y học Cổ truyền Quân đội, cho biết.
Hiện nay, tại Điện Biên, Sơn La đã quy hoạch một khu riêng để trồng cây chít và khai thác sâu chít một cách khoa học.
Nghiên cứu về sâu chít của TS Tuấn và các đồng nghiệp được đánh giá là nghiên cứu cơ bản đầu tiên về sâu chít nói riêng và một trong những nghiên cứu bài bản về côn trùng làm dược liệu nói chung ở Việt Nam. Đây cũng là công trình nghiên cứu đầu tiên về sâu chít trên thế giới.
Anh và các nhà côn trùng học đã phải nghiên cứu rất công phu cũng như gửi mẫu sâu chít trưởng thành sang Viện Bảo tàng động vật của Hoàng gia Anh để tham khảo ý kiến các nhà khoa học mới xác định được đầy đủ và chính xác tên khoa học cũng như vị trí phân loại của loài côn trùng này.
Theo y học cổ truyền, sâu chít có vị cam, ôn, được dùng thay thế vị Đông trùng hạ thảo của thuốc bắc với tác dụng bổ tinh tuỷ, ích phế thận, tráng dương khí, chữa suy nhược thần kinh, đau lưng do thận hư, liệt dương, mỏi gối. Thuốc sâu chít được sử dụng theo mấy cách dưới đây để dùng cho các đấng mày râu có nhu cầu tráng dương. Liều dùng trung bình hằng ngày là 6 – 12 gam dưới dạng rượu ngâm. Rượu này ngâm lâu sẽ thấy lớp chất béo nổi lên trên nên khi dùng cần phải lắc đều, ngày uống 2 lần.
Ngoài cách sử dụng phổ biến nhất là ngâm rượu uống, có thể sao khô, nấu cháo sâu chít.
Hoặc có thể dùng sâu chít dạng xào nấu với trứng hoặc hầm với thịt ăn hằng ngày cũng hiệu nghiệm. Thuốc từ sâu chít có công dụng tráng dương nên vẫn được đồng bào dân tộc phía Bắc ngâm rượu uống hằng ngày.
Một món ăn khá lạ được khá nhiều người thích thú là món sâu chít hấp chấm chẩm chéo (một loại gia vị của dân tộc Thái ở Tây Bắc). Sâu chít nằm trong tổ là đót chít, khi ăn phải bóc vỏ. Nhiều bạn trẻ sành ăn thích ăn sâu chít sống lúc còn ngo ngoe mới cảm nhận được hương vị tươi. Món này được thương nhân mua lại của người dân tộc ở miền núi Tây Bắc. Mỗi đót chít chỉ có một con sâu, 40.000đ/đĩa gồm 20 - 30 đót.
Với những đặc tính quý, nhưng sâu chít không phải là món tăng cường sinh lực chỉ dành cho cánh đàn ông. Với cách chế biến phù hợp, sâu chít còn giúp cải thiện da và sức khỏe phụ nữ, cho những người thể trạng yếu.