ĐÁ ROSETTA: PHÁ VỠ MẬT MÃ CHỮ TƯỢNG HÌNH
1799 Mộ của Amenophis III
1799 Giấy cói Denon
Phát hiện/ khai quật 1799 bởi Pierre F.X. Bouchard
Di chỉ el-Rashid (Rosetta)
Thời kỳ Thời Ptolemé, đời Ptolemy V, 196 trước Cn
“Họ sẽ viết sắc luật trên một trụ đá theo chữ viết của thượng đế [chữ viết tượng hình], chữ viết của tài liệu [chữ thông dụng của Ai Cập xưa] và chữ viết của người lonan [Hy Lạp] rồi dựng nó ở những ngôi đền hàng đầu, hàng thứ hai và hàng thứ ba, kế cận của tượng thiêng của vị Pharaon bất diệt”.
ĐÁ ROSETTA (BẢN CHỮ THÔNG DỤNG CỦA AI CẬP XƯA)
Cuộc viễn chinh của Napoleon Bonaparte ở Ai Cập phát hiện nhiều kỳ quan, và không nghi ngờ gì khám phá quan trọng nhất do các học giả người Pháp thực hiện là đá Rosetta. Mảnh đá từ một bia đá lớn cho thấy đó là một sắc luật song ngữ - viết bằng chữ Ai Cập (vừa chữ tượng hình và chữ thông dụng) và bằng chữ Hy Lạp - ban bố ở Memphis ngày 27 tháng 3 năm 196 trước CN bởi các thầy tư tế Ai Cập nhằm tỏ bày sự kính trọng đối với vua Ptolemy V nhân lễ kỷ niệm ngày lên ngôi của ông ta. Mặc dù đa số là đoạn dành riêng cho những câu đề tặng, nhưng nó là một trong nhiều bia đá khắc văn bản sắc luật này dựng lên khắp đất nước - tấm bia tìm thấy ở Rosetta, là bia đá duy nhất cổ xưa như thế đã ra ánh sáng.
Tượng đá thạch anh nâu của triều đại chính thức Senwosretsenebefni thứ 12 – một trong bảy công trình điêu khắc Ai Cập được Napoleon đem về từ Ai Cập năm 1799 để trang hoàng lâu đài của Joséphine ở Malmaison. Rồi được chuyển từ các nhà sưu tập Lord Amherst, Hackney và William Randolph Hearst đến bảo tàng Brooklyn.
Vô số những gì người Pháp bắt gặp đều mới đối với người phương Tây là hộ đã làm được những khám phá tuyệt vời nhất mọi lúc. Những trang của quyển Descrip-tion de l’Egypte (Mô tả Ai Cập) làm nổi bật những tìm tòi của họ - đây là đền thờ Amenophis III (nay đã bị hủy hoại) trên đảo Elephantine.
Sinh ngày 23 tháng 12 năm 1790 ở Figeac, Lot. Học tại trường trung học Grenoble, 1801 -07- nhận xét mối tương quan giữa ngôn ngữ Ai Cập và Coptic; Paris, 1807-09, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Sylves-tre de Sacy. Bổ nhiệm làm giảng viên về lịch sử và chính trị, Grenoble, 1809-16: tiến sĩ năm 1810. Giáo sư về sử học và địa lý trường Royal College, Grenoble, 1818-21. Lettre à M.Dacier, relative à l’alphabetdes, hiéroglyphes phonétiques, employés par les Egyptiens... (thơ của ông Dacier, liên quan đến mẫu tự ngữ âm các chữ viết tượng hình của Ai Cập)..., 1922. Tham quan các sưu tập Ai Cập ở Turin, Leghorn, Rome, Naples, Florence, 1824. Précis du système hiéroglyphique des anciens Egyptiens ...(hệ thống chữ viết tượng hình của Ai Cập xưa), 1824. Chuyên viên bảo quản sưu tập Ai Cập, Louvre, 1826. Theo đoàn thám hiểm Pháp-Tuscan đến Ai Cập với ppolito Rosellini, 1828-29. Giáo sư đầu tiên về lịch sử và khảo cổ học Ai Cập, ở Collège de France, 1931. Mất ở Paris, ngày 04 tháng 03 năm 1832, lúc mới có 42 tuổi.
Bia đá (có thể nguyên thủy được dựng ở đồng bằng đi chỉ Sais) đã được tìm thấy ở phía Bắc Rosetta (el-Rashid) vào giữa tháng 7 năm 1799. Trong suốt thời gian bảo vệ vùng duyên hải (chống người Anh tấn công) rồi được tiếp tục thực hiện dưới sự chỉ đạo của thiếu úy Pierre Francois Xavier Bonchard, một kỹ sư của đội quân cách mạng; di chỉ đó là một pháo đài cổ mà người Pháp gọi tên là “Pháo đài Julien”. Tảng đá đó đã đến Rosetta chắc để làm đồ dằn cho một trong các tàu thuyền cập bến cảng tấp nập duy nhất vào thời kỳ trung cổ.
Bouchard bất ngờ chú ý đến ba hoại chữ viết khác biệt trên bia đá, và báo cho tướng Menou, vị chỉ huy trưởng. Sự khám phá này lập tức được thông báo cho các học giả của viện nghiên cứu Ai Cập - khả năng tấm đá có chữ viết có thể là chìa khóa để đến với chữ viết của Ai Cập cổ. Hy vọng này về cơ bản - và hợp lý - được thể hiện bởi một người Pháp là Jean Francois Champollion, một vài năm sau. Tuy nhiên, để thỏa mãn quyền sở hữu nên đã dẫn đến việc phủ nhận những người khám phá: tấm đá được nhượng cho người Anh, cùng với những tìm tòi về khảo cổ học của đoàn quân viễn chinh, theo thỏa ước Alenxendria năm 1801, và tất nhiên được đưa đến Bảo Tàng London Anh, nơi mà, nó được rửa sạch như mới, và tọa lạc ở Phòng trưng bày những cổ vật Ai Cập (EA 24).
Thiên tài của Champollion
“... tuy vậy, Ô. Champollion có thể đạt đến những kết luận riêng, tôi thừa nhận chúng với sự kính trọng nhất và tri ân tuyệt nhiên đó không thể thay thế hệ thống của tôi, tôi củng cố và phát triển nó lên ''.
THOMAS YOUNG
Đá Rosetta cung cấp chìa khóa cho việc dịch thuật chữ viết Ai Cập cổ. Màu sắc nguyên thủy và vật liệu của di vật lộ ra sau khi chùi – đá granit xám với vân hồng; cái trước, bề ngoài giống như đá bazan là kết quả của việc làm thẫm màu nhân tạo (đánh bóng) vào đầu thế kỷ 19 tạo sự tương phản với văn bản đuợc bôi trắng.
Trước khi người Pháp có được bia đá Rosetta, nhiều bản sao của bia ký được lập ra và sẵn sàng giao cho các học giả nghiên cứu. Người đầu tiên vật lộn với văn bản là nhà phương đông học người Pháp Bá tước Antoine Isaac Sylvestre de Sacy, thầy dạy sau này của Champollion; tuy vậy, chẳng bao lâu, trước khi ông ta vì tuyệt vọng rũ bỏ và chuyển văn bản Akerblad cho một đồng nghiệp người Thụy Điển tên là Johan David. Với chữ viết thông dụng của Ai Cập xưa, Akerblad đã có những tiến bộ, nhận dạng được những tên gọi chính cũng như nhiều từ khác. Tuy nhiên, từ những mối tương liên này, ông ta đã nhảy vào kết luận sai lầm là chữ viết thông dụng của Ai Cập xưa hoàn toàn theo thứ tự chữ cái trong mẫu ký tự - và do sự hiểu sai này, công trình của ông ta tất nhiên sụp đổ.
Mười năm sau, năm 1814, Thomas Young, nhà vật lý học và thông thái người Anh đã có những bước tiến quyết định. Ông đã chứng minh là chữ viết Ai Cập thông dụng không theo mẫu tự chữ cái, và xa hơn nữa là những hình trái xoan vời đường viền bao quanh một vài khung ký hiệu trong dị bản chữ viết tượng hình không đầy đủ còn bảo lưu ở văn bản Rosetta chứa những tên tuổi hoàng gia. Trong những chữ đó ông nhận được chữ “Ptolemy”; trong khi một người Anh khác, W.J. Bankes đánh bạo đọc được chữ “Cleopatra” trên một trụ tưởng niệm được Giovanni Battista Belzoni (trang 17) đem từ Philae về nhà ông ở Kingston Lacy, Dorset. Đó là những tiến bộ cơ bản mà Champollion có thể dựa vào.
Thomas Young, nhà khoa học người Anh quan tâm đến ngôn ngữ học. Ông cố giải mã văn bản có trên đá Rosetta vừa mới khám phá, tiến bộ có hạn chế, nhưng đã góp phần cho sự thành công của Champollion.
Trụ tưởng niệm của Ptolemy VIII Euergetes ở Kingston Lacy, Dorset. Văn bản ở chân trụ có hai hình trái xoan: hình trái xoan đầu bao quanh tên “Ptolemy”, được Thomas Young nhận dạng trước đây trên đá Rosetta; và hình thứ hai, như bankes đã chứng minh đó là vợ của Ptolemy III, Cleopatra (III).
Champollion quan tâm đến Ai Cập cổ đại từ thời niên thiếu và ông quyết định giải mã chữ viết cổ. Là thần đồng về ngôn ngữ, năm mười hai tuổi ông đã ngốn hết về cơ bản ngôn ngữ ả Rập và của người Hêbrơ, rồi những năm sau này, bắt đầu nghiên cứu về ngôn ngữ Syrie, Chaldea, Trung Quốc, Ethiopie, chữ Phạn, Zend, Pahlavi, Parsee, Ba Tư và các ngôn ngữ khác.
Năm mười sáu tuổi, chàng trai sớm phát triển này đã nhận định (trong một bài thuyết trình ở Genoble) là chữ Coptic, mà anh vừa bắt đầu chuyên sâu, là hình thức muộn nhất của ngôn ngữ cổ thuộc loại chữ viết tượng hình. Ý tưởng này không mới - nó đã được Athanasius Kircher đề ra đầu tiên vào năm 1636 - nhưng, nhờ đá Rosetta mà Champollion có thể phát triển xa hơn nữa: năm 1808 anh đã nhận dạng chính xác mười lăm chữ viết thông dụng của Ai Cập xưa trong sắc luật Rosetta với những chữ Coptic tương đương.
Phần chữ viết tượng hình của sắc luật Rosetta phát triển chậm là điều không thể tránh khỏi, vì vào lúc đó Champollion được đề bạt làm giáo sư sử học và địa lý ở học viện Hoàng gia (Royal Col1ege) Grenoble năm 1818. Trong vòng bốn năm ông công bố nổ lực cách mạng đầu tiên về giải thích trong Thư gửi cho Ô. Dacier, đọc trước viện Hàn Lâm Bia ký và văn chương ở Paris - không được nhất trí hoàn toàn - ngày 29 tháng 9 năm 1822. Ý tưởng của ông được phát triển có kết quả ở Turin, lúc đó là thành phố châu Âu duy nhất có một bộ sưu tập về Ai Cập tiêu biểu, trong cuốn Précls du système hiéroglytique (về hệ thống chữ viết tượng hình); và được trình bày đầy đủ sau khi ông qua đời trong cuốn Grammaire (Ngữ pháp) năm 1836 - 41 và Dictionnaire (Tự điển) năm 1841 - 1844. Còn nhiều điều phải làm - vì hệ thống chữ viết của Ai Cập đã phát triển từ từ qua một thời lượng hơn 3.000 năm, và cả chữ viết cùng ngôn ngữ được dùng để viết đã thay đổi một cách dữ đội vào lúc đó, nhưng cánh cửa vào tư tưởng Ai Cập cổ đại giờ đã hé mở. Chỉ còn là vấn đề thời gian.
1799 NGÔI MỘ CỦA AMENOPHIS III
Vào năm 1799, Prosper Jollois và Edouard de Villiers du Terrage, hai kỷ sư trẻ tuổi của cuộc viễn chinh của Napoleon được chỉ định khám phá Thung lũng các vị vua đến phía Tây của Luxor hiện đại. Trong chuyến khảo sát này họ tìm thấy ngôi mộ của Amenophis III (WV 22), người đàn ông của triều đại chàng trai – vua thứ 18 Tutankhamun (Tr.160). Chỉ có những mảnh đồ tùy táng của vị pharaon là người được Pháp tìm ra – ngôi mộ đã bị tước sạch từ xưa- và, vì chữ viết tượng hình chưa được giải mã nên tên của chủ nhân vẫn còn là điều bí ẩn. Những việc chôn cất rõ ràng được chuẩn bị tuyệt vời nhất vào thời cổ đại – như những mảnh vỡ được Howard Carter tìm thấy vào năm 1915 và những khai quật gần đây của Đại học Waseda, Tokyo.
Một trang bản thảo của cuốn Grammaire Égyptien (ngữ Pháp Ai Cập) của Champollion. Công trình này chỉ xuất hiện sau khi ông qua đời vào năm bốn mươi hai tuổi và được thấy báo chí nhờ người anh Jacques Joseph Champollion-Figeac.
1799 Sách giấy cói của Denon
“Khi [thi hài] được mang đến cho tôi, tôi cảm thấy tái mặt và bực bội. Tôi định chống cự lại những kẻ đã vi phạm đến tình trạng nguyên vẹn của xác ướp này thì nhìn thây trong bàn tay phải... một cuộn giấy cói... rồi tôi cảm ơn sự tham lam của người Ả Rập. Vì họ mà tôi đã may mắn sở hữu được một kho tàng như thế, nhưng tôi không dám đụng vào vì sợ xúc phạm đến... cuốn sách cổ nhất trong thế giới”. Văn bản này, được Vivant Denon, một nghệ sĩ nổi tiếng và là người phối hợp của phái bộ Pháp mô tả và vẽ. Đây là một phái bộ được thành lập cho một tu sĩ tương đối tầm thường tên là Djedhor, và bao gồm bộ sưu tập những lời thần chú từ sách về cái chết (một tài liệu biên soạn về lễ tang), có niên đại từ thời Ptôlêmê. Dù văn bản tự nó chỉ có chút ít giá trị, nó vẫn là cuốn sách giấy cói đầu tiên tìm thấy tại chỗ bởi một nhà quan sát phương Tây. Thật đáng buồn, khi chỗ ở hiện nay của nó không ai biết.
DANH SÁCH GIAO NỘP CỦA PHÁP:
Các hiện vật Bảo tàng Anh
Những cổ vật nhẹ được các học gỉ người Pháp lượm lặt (và cả những đồ vật do các nghệ sĩ Pháp chọn để làm những bản kẽm cho cuốn “Khám phá Ai Cập”), theo chuẩn mực ngày nay là một bộ sưu tập linh tinh, không biết phân biệt, phản ánh những giới hạn về hiểu biết cổ vật vào thời kỳ đó. Khi quân đội Pháp đầu hàng vào năm 1801, những cổ vật lớn qua tay chính phủ của Vua George III và rồi đến với bảo tàng Anh Quốc, còn những đồ vật nhỏ về Pháp trong hành lý riêng của các học giả. Danh sách giao nộp gồm có Đá Rosetta nổi tiếng: “Anh có muốn không?”, Menou, vị chỉ huy của đội quân Pháp hỏi,”Anh có thể lấy những gì anh thích”. Những mẫu vật về lịch sử thiên nhiên của ủy ban cũng đi theo con đường đó, nhưng ít may mắn hơn. Menou chua chát nói:
“Tôi vừa được thông báo là nhiều người trong các nhà làm sưu tập của chung ta mong muốn mang theo những hạt giống, khoáng vật, chim chóc, bướm và loài bò sát bất cứ nơi nào bạn [người Anh] chọn để đưa xuống tàu những thứ đó vào sọt của họ. Tôi không biết nếu họ muốn nhồi nhét vì mục đích ấy, nhưng tôi có thể đảm bảo với bạn rằng nếu ý tưởng đó quyến rủ họ ... tôi sẽ không ngăn cản”.
(H.trên bên trái) Chiến lợi phẩm: một mảnh trụ tưởng niệm Nectanebo II của triều đại thứ 30, một trong một cặp do đội quân thất bại của Napoleon giao nộp cho người Anh. Cả hai di tích, được tạc rất đẹp trong đá bazan đã được dùng lại ở Cairo trong một cấu trúc của thời kỳ Hồi giáo. (Phải) Quách đá nguyên khối của Nectanbo II, một chiến lợi phẩm khác người Pháp từ bỏ. Di chuyển từ ngôi mộ (nay đã thất lạc) vào thời Ptô-lê-mê, nó được tìm thấy sau này trong đền thờ Hồi Giáo thánh Athanasius ở Cairo.
BẢO TÀNG ANH SỐ | LOẠI |
EA 24 | Đá Rosetta |
EA 523 | Trụ tưởng niệm của Nectanebo II |
EA 524 | Trụ tưởng niệm của Nectanebo II |
EA 10 | Quách của Nectanebo II |
EA 23 | Quách của Hapimen |
EA 86 | Quách của Khnumibremen |
EA 66 | Quách vỡ của Pepir...(?) |
EA 9 | Nắm tay khổng lồ |
EA 25 | Mảnh tượng người đàn ông quỳ gối |
EA 81 | Tượng đại tu sĩ Roy |
EA 137 | Tượng Amenmose |
EA 88 | Tượng Sekhmet |
Số không chính xác | Tượng Sekhmet |
Số không chính xác | Tượng Sekhmet |
Số không chính xác | Tượng Sekhmet |
Số không chính xác | Tượng Sekhmet |
Số không chính xác | Tượng Sekhmet |
EA 7 | Đầu một con cừu đực (chưa thiến) |
Số không chính xác | Mảnh đầu sư tử |
Số không chính xác | Mảnh đầu sư tử |
GRA Điêu khắc 1906 | Tượng Marcus Aurelius |
GRA Điêu khắc 1944 | Tượng Septimius Severus |
GRA Điêu khắc 2626 | Cột |